Rôm sảy là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mỗi khi hè về. Mặc dù rôm sảy không nguy hiểm nhưng nó khiến trẻ quấy khóc, mất ngủ và dần trở thành cơn ác mộng của các ông bố, bà mẹ trẻ.
Để xua đi nỗi ám ảnh rôm sảy, Diệp An Nhi sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh có con nhỏ cách điều trị rôm sảy ở trẻ em.
Rôm sảy là gì?
Rôm sảy là gì? Rôm sảy là hiện tượng trẻ bị phát ban do nóng, mồ hôi đọng lại trên da nên còn được gọi là phát ban nhiệt.
Trẻ em thường có xu hướng bị rôm sảy nhiều hơn người lớn do tuyến mồ hôi của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển.
Rôm sảy gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ nhưng đa phần trẻ không cần tới các cơ sở y tế khám.
Hiện ngay có nhiều cách điều trị rôm sảy ở trẻ em được sử dụng, từ phương pháp dân gian đến hiện đại.
Các triệu chứng của rôm sảy
Triệu chứng rôm sảy ở trẻ em không có nhiều. Đa số trẻ bị rôm sảy chỉ xuất hiện các vết sưng đỏ gây ngứa tại khu vực da đọng mồ hôi.
Một số vị trí trên cơ thể trẻ dễ xuất hiện rôm sảy như: cổ, ngực, vai, các nếp gấp trên da và những nơi quần áo cọ xát với da.
Đôi khi các nốt rôm sảy có thể ở dạng một mảng mụn nước rất nhỏ. Đây là phản ứng của da với mồ hôi tiết giữa các lớp của nó (biểu bì, trung bì, hạ bì).
Bạn cũng có thể bắt gặp tình trạng vùng da bị tắc tuyến mồ hôi sưng tấy hoặc ngứa dai dẳng. Trong một số trường hợp da trẻ xuất hiện mụn mủ do da bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào da trẻ cũng có biểu hiện ngay sau khi tiếp xúc với nhiệt và mồ hôi, có thể phải mất vài ngày để các triệu chứng xuất hiện.
Nguyên nhân rôm sảy ở trẻ em
Nguyên nhân phổ biến gây ra rôm sảy là do thời tiết nắng nóng, độ ẩm tăng cao.
Do nhu cầu làm mát cơ thể tăng cao, mồ hôi sẽ đổ ra nhiều và có thể các ống dẫn mồ hôi bị quá tải và tắc nghẽn khiến mồ hôi không thoát ra được mà được giữ lại ở sâu dưới da.
Khi trẻ đổ quá nhiều mồ hôi kết hợp với bã nhờn và da chết có thể làm cho ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn và giữ mồ hôi sâu bên dưới da hoặc ở giữa các lớp da.
Tại sao trẻ em dễ bị rôm sảy
Rôm sảy chủ yếu gặp phải ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh bởi các tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển đầy đủ và da của trẻ chưa hoàn thiện nên không thể thích ứng kịp với sự thay đổi nhanh chóng của nhiệt độ.
Khi bị rôm sảy, trẻ thường cảm thấy nóng rát như kim châm ngay trên mặt vùng da bị tổn thương như: mặt, cổ, bẹn…
Mặc dù trẻ sẽ cáu kỉnh, khó chịu, quấy khóc và khó xoa dịu khi trải qua cảm giác ngứa ngáy nhưng rôm sảy thường vô hại và sẽ tự biến mất sau vài ngày.
Cách điều trị rôm sảy ở trẻ
Khi nhận thấy các mảng mụn nước nhỏ li ti màu đỏ bên dưới da của trẻ, bạn cần tìm hiểu và đánh giá môi trường xung quanh để xác định xem đó có phải là phát ban do rôm sảy hay không.
Bạn cần xem xét quần áo, nhiệt độ phòng của trẻ. Nếu bé mặc quá nhiều quần áo, phòng nóng ẩm thì khả năng cao trẻ bị rôm sảy.
Sau khi xác định chắc chắn trẻ bị rôm sảy, bạn có thể làm theo cách điều trị rôm sảy ở trẻ mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:
- Tắm cho trẻ bằng nước mát với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi theo chỉ dẫn dành riêng cho trẻ bị rôm sảy sẽ giúp làm dịu da trẻ, con của bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và dễ chịu hơn.
- Mẹ chỉ cần pha 0,5ml nước mát với 5 lần ấn vòi Diệp An Nhi và dùng khăn lau lên vùng da bị rôm sảy của trẻ sau đó tắm cho trẻ theo tỷ lệ thông thường.
- Không nên sử dụng xà phòng thơm và các sản phẩm chăm sóc da khác vì dễ gây kích ứng vùng da bị tổn thương.
- Để trẻ tránh xa các tác nhân gây kích ứng và đổ mồ hôi bằng cách đưa trẻ vào khu vực thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo.
- Mặc cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt và nhẹ nhàng.
Trẻ bị rôm sảy kiêng gì?
- Luôn giữ cho da trẻ khô ráo, không có mồ hôi.
- Bạn có thể chườm lạnh cho trẻ bằng túi chườm hoặc khăn mát.
- Không nên sử dụng phấn rôm hoặc kem dưỡng vì chúng có thể làm bít tắc lỗ chân lông.
- Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ bị sốt thì bạn cần đưa tới cơ sở y tế gần nhất.
Mẹo phòng tránh rôm sảy ở trẻ em
Rôm sảy có thể dễ dàng chữa khỏi nhưng chúng cũng có thể tái đi tái lại khiến bạn đau đầu và mệt mỏi. Để phòng tránh rôm sảy tái phát, mẹ cần hạn chế để trẻ đổ nhiều mồ hôi bằng các cách sau:
- Nếu bạn cần phải đưa trẻ ra ngoài trời nắng nóng, cần che chắn cho trẻ bằng áo dài tay, mũ và bôi kem chống nắng đối với trẻ ngoài 6 tháng.
- Thường xuyên tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi để da trẻ được mát mẻ và phòng tránh các loại virus, vi khuẩn, nấm.
- Nếu nhiệt độ nóng ẩm, cần bật quạt hoặc điều hòa không khí để giữ cho không gian của trẻ luôn mát mẻ.
- Chọn những bộ ga giường, chăn mỏng nhẹ.
- Nếu trẻ vận động nhiều, bạn cần thường xuyên lau mồ hôi và thay áo cho trẻ, tránh để mồ hôi đọng lại trên da.
- Thay tã bỉm cho trẻ ngay sau khi trẻ đi tiêu, tiểu hoặc sau thời gian quy định dù chúng vẫn còn sạch.
- Giữ đủ nước cho trẻ bằng cách cho trẻ sơ sinh bú nhiều vào mùa hè hoặc uống nhiều nước với trẻ trên 6 tháng tuổi.
Một số lưu ý khi trẻ bị rôm sảy
- Rôm sảy thường tự biến mất nhưng nếu bạn nhận thấy da trẻ có dấu hiệu của nhiễm trùng, hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ.
- Ngăn không để trẻ gãi nhiều, vì nếu da bị trầy xước sẽ tạo ra vết thương hở và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Nếu bạn thấy con mình tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường, hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chứng hyperhidrosis.
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông