Mục lục
Rôm sảy là gì?
Rôm sảy là tình trạng phát ban da phổ biến vào mùa hè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, “rôm sảy là gì? “ vẫn là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm sữa đi tìm đáp án.
Vậy rôm sảy là gì? Rôm sảy là hiện tượng phát ban ở cơ thể những người đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường do nhiệt tăng cao và được gọi là phát ban nhiệt.
Rôm sảy phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện, khả năng điều chỉnh nhiệt của cơ thể vẫn kém dẫn đến mồ hôi không thoát ra được và bị tắc. Điều này không có nghĩa rằng người lớn không bị rôm sảy, chỉ là ít gặp phải hơn trẻ.
Nguyên nhân của rôm sảy là gì?
Nguyên nhân của rôm sảy hay của phát ban nhiệt đúng như cái tên của nó. Đó là do nhiệt của cơ thể tăng lên dẫn đến tắc nghẽn ống mồ hôi.
Chúng ta có hàng ngàn tuyến mồ hôi nằm ngay dưới bề mặt da và tạo ra mồ hôi theo đường ống dẫn. Nếu ống dẫn bị tắc, mồ hôi sẽ thấm vào vùng da tại khu vực đó và gây ra phát ban, sưng đỏ cho da.
Yếu tố khiến ống mồ hôi của bạn bị tắc nghẽn gây ra rôm sảy là gì?
Tại sao có người bị rôm sảy có người không. Vậy yếu tố gây ra tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi khiến bạn bị rôm sảy là gì? Theo khoa học, có một loại vi khuẩn được gọi là Staphylococcus epidermidis sống vô hại trên da của bạn.
Vi khuẩn này không gây ra nhiễm trùng nhưng nó lại tạo ra một chất dính, chất này khi kết hợp với mồ hôi dư thừa cùng tế bào chất sẽ làm tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi và gây ra phát ban nhiệt hay rôm sảy.
Những ai dễ bị rôm sảy?
Đối tượng phổ biến của bệnh rôm sảy là gì?
- Ai cũng có thể bị rôm sảy dù ở độ tuổi nào, giới tính nào, nhưng nó phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì các tuyến mồ hôi của trẻ còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện và dễ bị tắc nghẽn.
- Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị rôm sảy thường nhanh chóng khỏi mà không cần điều trị gì đặc biệt.
- Như đã nói ở trên, ai cũng có thể bị rôm sảy. Thời điểm phổ biến mà rôm sảy xuất hiện nhiều nhất chính là mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao và mồ hôi thoát ra không kịp.
- Có điều rôm sảy không xuất hiện ngay tại thời điểm nắng nóng mà có thể bắt đầu trong vài ngày hoặc sau vài tuần bạn bị nóng.
- Một số trường hợp bệnh nhân nằm lâu ngày trên giường do bệnh nặng cũng có thể xuất hiện rôm sảy ở sau lưng cho dù khí hậu mát mẻ.
- Rôm sảy còn có thể xuất hiện ngay cả vào những ngày đông lạnh nếu bạn mặc quá nhiều quần áo và đổ mồ hôi.
- Điều này thường xảy ra ở trẻ bởi bé chưa biết điều chỉnh thân nhiệt như người lớn và cũng không thể tự cởi bớt áo khi nóng.
Triệu chứng của rôm sảy
Rôm sảy được chia ra làm 4 loại tương đương với 4 mức độ tổn thương của da:
Rôm sảy dạng tinh thể
Rôm sảy dạng tinh thể nhìn như những hạt pha lê nằm trên bề mặt da và chúng xuất hiện khi các ống mồ hôi gần bề mặt da bị tắc nghẽn. Các nốt rôm sảy này thường biến mất chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày và ít gây ngứa nhất.
Rôm sảy đỏ
Đây là dạng rôm sảy mọi người dễ nhận ra nhất bởi trên da trẻ sẽ xuất hiện các nốt sần li ti màu đỏ do các ống mồ hôi bị tắc nghẽn ở phần sâu hơn của da.
Rôm sảy đỏ xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể và đa phần tại những khu vực cọ sát với quần áo.
Rôm sảy đỏ khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu và gãi khiến vùng da bị tổn thương ngày càng nghiêm trọng.
Trên các khu vực bị ảnh hưởng, da có thể không xuất hiện mồ hôi bởi chúng bị tắc ở bên trong, điều này khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và không chịu được nhiệt. Nếu trẻ tiếp tục đổ mồ hôi và chúng vẫn mắc kẹt dưới da thì có thể làm cho trẻ bị kiệt sức.
Nhần lẫn giữa Rôm sảy và Mày đay?
Đó là lý do tại sao dù mùa đông hay mùa hè bạn đều phải kiểm tra cơ thể trẻ và lau mồ hôi cho bé khi cần thiết.
Rôm sảy sâu
Rôm sảy sâu xuất hiện khi các ống dẫn mồ hôi xảy ra ở lớp trung bì hoặc hạ bì và hiếm khi xảy ra. Loại rôm sảy này ít ngứa nhưng có nhiều nguy cơ bị sốt và kiệt sức do nhiệt nếu phần lớn bề mặt da bị ảnh hưởng.
Rôm sảy bị nhiễm khuẩn
Khi các nốt phát ban trên da bị nhiễm khuẩn thì sẽ có mủ và vùng da xung quanh bị sưng tấy.
Chúng ta đã biết rôm sảy là gì và các loại rôm sảy thường gặp và hiếm gặp. Và giờ mẹ hãy đọc tiếp để biết cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy nhé!
Chăm sóc trẻ bị rôm sảy
Đa phần trẻ bị rôm sảy sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc gì đặc biệt. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị rôm sảy nặng có thể kéo dài vào tuần. Điều này chủ yếu xảy ra khi trẻ gãi nhiều và bị bội nhiễm.
Dưới đây là một số cách không những giúp mẹ chăm sóc trẻ rôm sảy mà còn có thể phòng ngừa, tránh tái phát:
- Tránh để trẻ chơi trong không khí ẩm và nóng quá.
- Không nên để trẻ bị đổ quá nhiều mồ hôi.
- Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ bằng cách tắm hàng ngày với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi và để trẻ chơi trong phòng điều hòa khi nhiệt độ bên ngoài quá cao.
- Không nên dùng phấn rôm vì chúng sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc nghiêm trọng hơn.
Cách điều trị rôm sảy nhanh?
- Lựa chọn quần áo rộng rãi thoáng mát và được may từ vải cotton để mặc cho trẻ.
- Sử dụng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi không chỉ làm mát da còn có thể giúp da sạch sẽ, giảm thiểu vi khuẩn có hại trên da.
- Mẹ pha nước tắm đặc trị rôm sảy cho bé theo tỷ lệ: 4 lần nhấn + 0.5l nước ấm và dùng khăn xoa lên vùng da bị tổn thương của bé. Sau đó mẹ pha thêm nước ấm để tắm bé như bình thường.
- Nếu trẻ quá ngứa, bạn có thể thoa thuốc mỡ cho bé nhưng đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Với những điều Diệp An Nhi đã chia về rôm sảy ở trên, giờ đây mẹ đã hiểu “rôm sảy là gì?” để có biện pháp chăm sóc phù hợp, giúp làn da bé sớm phục hồi.
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông