Trẻ bị nấm da và những điều mẹ cần biết

Đôi khi bạn có thể thấy trên cơ thể bé yêu của mình xuất hiện các nốt phát ban đỏ, ngứa, có vẩy khiến bé cáu gắt, quấy khóc. Đó có thể là do trẻ bị nấm da. Tuy nhiên hầu hết các bệnh nhiễm trùng do nấm đều không nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nấm da là gì?

Nấm là một sinh vật rất nhỏ, chúng ta vẫn thường nhìn thấy nấm mốc. Nấm xuất hiện ở mọi nơi trong không khí, nước và cả trên cơ thể của con người. Dù là người lớn hay trẻ em đều có thể bị nhiễm nấm. Hơn một nửa số nấm tồn tại có hại và nếu một trong số chúng lại đậu trên da của trẻ thì có thể gây ra nhiễm trùng nấm và khiến trẻ phát ban, ngứa ngáy.

Những ai có nguy cơ bị phát ban do nấm?

Không chỉ trẻ em mà bất kỳ ai cũng có thể bị phát ban do nấm. Có thể bạn không biết nhưng hiện tượng viêm da và móng tay là nhiễm trùng phổ biến nhất xảy ra do nấm và ảnh hưởng đến rất nhiều người. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ nhiễm nấm da cao hơn như:

  • Những người có hệ thống miễn dịch suy giảm, sức đề kháng kém. (uống thuốc ức chế miễn dịch, mắc bệnh suy giảm miễn dịch, hóa trị liệu).
  • Người dùng thuốc kháng sinh lâu ngày hoặc kháng sinh liều cao.
  • Người béo phì thừa cân.
  • Bệnh nhân tiểu đường.
  • Người bị dị ứng với sản phẩm chăm sóc da.
  • Người đổ nhiều mồ hôi.
  • Mặc quần áo chật, không thoát mồ hôi.
  • Vệ sinh cơ thể kém.
  • Trẻ bị hăm tã.
  • Phụ nữ mang thai.

Như vậy trong những trường hợp có nguy cơ bị phát ban nấm cao hơn, trẻ có thể rơi vào trường hợp béo phì thừa cân và đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt trong mùa hè nóng bức. Chính vì vậy việc giữ cho trẻ luôn cảm thấy mát mẻ, không đổ mồ hôi khi nhiệt độ tăng cao là điều hết sức quan trọng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nấm da

Khu vực da bị nhiễm nấm thường có màu đỏ tươi và có thể lan rộng trên khắp cơ thể trẻ. Nốt phát ban do nấm da ở trẻ có đặc điểm như:

  • Màu sắc của phát ban đậm hơn màu của viền ngoài.
  • Ở các cạnh của vùng da phát ban tổn thương nhỏ hơn như mụn mủ.

Nấm da thường xuất hiện ở đâu

Nấm da có thể xuất hiện tại bất cứ đâu trên cơ thể của trẻ, kể cả móng tay và móng chân. Tuy nhiên, các nốt phát ban sẽ xuất hiện phổ biến hơn ở vùng da có nếp gấp như bẹn, mông, khửu tay, bộ phận sinh dục, đùi, cổ….

Các loại nấm da ở trẻ

Bệnh nhiễm trùng da do nấm được gọi là nấm da và có các loại nấm da sau:

Trẻ bị nấm da chân (tinea pedis)

Đây là loại nấm da phổ biến nhất và rất dễ lây lan khi mọi người đi chân trần trong nhà tắm công cộng hoặc đi chung dép. Trẻ đi học mầm non có thể bị nấm da do dùng dép trong nhà vệ sinh ẩm ướt. Nhận biết: Da ở giữa các ngón chân của trẻ có màu trắng và dần dần bong tróc, nó có thể ảnh hưởng tới cả bàn chân của trẻ.

Nấm móng

Nấm móng cũng khá phổ biến ở cả tay và chân. Trẻ thường xuyên cắn móng tay khiến da tay tại khu vực đó luôn ẩm ướt, dễ nhiễm trùng. Móng chân cũng có thể trở nên vàng hơn, dày hơn và dễ gãy. Đây chính là hiện tượng nấm móng chân.

Trẻ bị nấm da bẹn (tinea cruris)

Trẻ bị nấm da ở bẹn là do đóng bỉm thường xuyên tạo ra môi trường ẩm, nóng khiến nấm có cơ hội phát triển. Nhiễm trùng da vùng bẹn do nấm gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ, trẻ sẽ quấy khóc mỗi khi vệ sinh và đóng bỉm.

Bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu chủ yếu xảy ra ở trẻ, khiến trẻ bị rụng tóc. Tuy nhiên nếu trẻ được điều trị đúng cách thì tóc sẽ mọc bình thường trở lại.

Nấm toàn thân (tinea corporis)

Trẻ bị nấm toàn thân là hiện tượng toàn thân trẻ xuất hiện phát ban do nấm và các nốt phát ban thường tạo thành hình nhẫn.

Triệu chứng và nguyên nhân trẻ bị nấm da

Nguyên nhân gây phát ban da do nấm ở trẻ?

Khi da của trẻ tiếp xúc với một loại nấm có hại sẽ khiến da bị nhiễm trùng và xuất hiện phát ban. Ví dụ như trẻ sử dụng chung đồ chơi tại lớp với một bạn khác bị nhiễm nấm da tay, hoặc xỏ chung dép với một bạn khác bị nhiễm nấm bàn chân. Nấm da là bệnh dễ lây truyền từ người này sang người khác hoặc từ động vật sang người khi tiếp xúc trực tiếp.

Các triệu chứng của phát ban do nấm là gì?

Trẻ bị nấm da thường xuất hiện phát ban có màu đỏ khiến trẻ có cảm giác ngứa, rát. Chúng cũng có thể sưng và đỏ có mủ như mụn nhọt hoặc ở dưới dạng mảng có vảy, bong tróc.

Chẩn đoán trẻ bị nhiễm nấm da

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nấm da của trẻ thông qua việc quan sát các nốt phát ban và lấy mẫu để xem xét chúng dưới kính hiển vi. Một số trường hợp, bác sĩ có thể nuôi cấy nấm (lấy một mẫu da nhỏ hoặc chất lỏng) để xác định rõ cụ thể loại nấm mà trẻ nhiễm phải để có phác đồ điều trị tốt nhất. Trong một số trường hợp trẻ bị nhiễm trùng nấm da nặng thì có thể sẽ cần phải xét nghiệm máu.

 

Điều trị nấm da ở trẻ

  • Bác sĩ sẽ kê cho trẻ thuốc mỡ chống nấm hoặc thuốc uống nếu tình trạng của trẻ nghiêm trọng. Để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu, trẻ cần uống thêm thuốc chống ngứa để tránh gãi nhưng không nên sử dụng thuốc có chứa steroid vì có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất mẹ hãy thoa kem nano bạc Agrin của Công ty cổ phần Dược Khoa giúp điều trị nấm da rất tốt nhờ thành phần kẽm oxyd.
  • Ngoài ra mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Tắm gội cho trẻ hàng ngày bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi để vùng da bị tổn thương nhanh se lại và tránh nhiễm khuẩn nhờ thành phần nano berberin. Mẹ hãy pha nước tắm cho bé theo tỷ lệ 0,5l nước ấm với 4 lần nhấn chai Diệp An Nhi, sau đó dùng khăn lau lên vùng da bị nhiễm nấm. Tiếp theo mẹ pha loãng nước tắm theo tỷ lệ thông thường để tắm cho bé.

Phòng ngừa nấm da cho trẻ

Nấm da có thể được chữa khỏi nhưng rất dễ tái phát dù đã được điều trị bằng thuốc uống. Chính vì thế, để phòng tránh nấm da cho trẻ, mẹ cần thực hiện các bước dưới đây để ngăn nấm phát triển ngay từ đầu hoặc tránh tái phát:

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé hàng ngày bằng nước tắm thảo dược trẻ em Diệp An Nhi giúp cho cơ thể trẻ mát mẻ, sạch sẽ, hạn chế mồ hôi đọng lại trên da trẻ sẽ gây nấm da và rôm sảy.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ bằng nước ấm với Diệp An Nhi mỗi khi thay tã để loại trừ vi khuẩn, virus và nấm.
  • Thay tã bỉm cho trẻ đúng thời gian quy định hoặc sau khi trẻ phóng uế.
  • Rửa chân tay sạch sẽ cho trẻ sau khi chơi bên ngoài.
  • Mùa đông cần thay tất và rửa chân thường xuyên cho trẻ.
  • Không để trẻ đi chân trần trong khu vực ẩm ướt như nhà tắm hay ở nơi công cộng.
  • Cắt móng chân, móng tay cho trẻ thường xuyên. Nếu trẻ bị nhiễm nấm móng thì không nên dùng chung dụng cụ cắt móng tay với trẻ khác tránh lây lan.

Trường hợp trẻ nhiễm nấm trở nên nghiêm trọng

Hầu hết các trường hợp phát ban do nấm thường không nghiêm trọng, tuy nhiên nếu bạn thấy trẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu sau thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Phát ban xuất hiện trên khắp cơ thể trẻ.
  • Các nốt phát ban xuất hiện đột ngột và lây lan nhanh chóng.
  • Trẻ cảm thấy đau, các nốt phát ban phồng rộp hoặc bị nhiễm trùng, mưng mủ.
  • Trẻ bị sốt

Để tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng, mẹ cần quan sát kỹ trẻ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường.

Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông

5/5 - (1 bình chọn)