Những điều mẹ cần biết về bệnh sởi ở trẻ

Bệnh sởi ở trẻ mặc dù đã được ngăn chặn nhờ vaccine nhưng có những năm số lượng trẻ bị sởi vẫn bùng phát và gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Có thể con của bạn đã chủng ngừa nhưng bạn vẫn nên tìm hiểu về bệnh sởi trong bài viết dưới đây.

Bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Trẻ bị sởi sẽ xuất hiện phát ban da toàn thân và có các triệu chứng giống như cúm. Tuy đã có vaccine ngừa sởi nhưng ở Việt Nam hàng năm vẫn có trẻ mắc bệnh, thậm chí nghiêm trọng.

Bệnh sởi do virus gây ra nên không có phác đồ điều trị của thể mà chỉ có thể điều trị triệu chứng của trẻ. Trẻ bị sởi tốt nhất nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi và được cách ly để tránh lây nhiễm.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ

  • Các triệu chứng đầu tiên của bệnh sởi thường là ho nhiều, chảy nước mũi, sốt cao và đỏ mắt. Khi trẻ bắt đầu xuất hiện phát ban, có thể mẹ sẽ thấy các chấm nhỏ và ở giữa là màu trắng xanh.
  • Phát ban bùng phát 3-5 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu, đôi khi kèm theo sốt cao tới 40 ° C. Phát ban lúc đầu chỉ như các chấm đỏ trên trán, sau thành màu đỏ hoặc nâu đỏ và lan ra phần còn lại của khuôn mặt, sau đó xuống cổ và thân đến cánh tay, chân và bàn chân. Triệu chứng Sốt và phát ban sẽ từ từ biến mất sau một vài ngày.

Sởi có lây không?

Bệnh sởi rất dễ lây lan. Nếu trẻ không tiêm vaccine thì trên 90% bạn có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi. Đặc biệt khi trẻ tới lớp, nguy cơ tiếp xúc với những trẻ khác nhiễm virus sởi rất cao.

Bệnh sởi ở trẻ lây truyền như thế nào?

Bệnh sởi lây lan khi trẻ hít thở hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch bị nhiễm virus. Virus có thể sẽ đi qua các giọt bắn vào không khí khi người bị bệnh sởi hắt hơi hoặc ho và trẻ có nguy cơ hít phải không khí chứa virus. Trẻ sau khi tiếp xúc với vi rút thường xuất hiện các triệu chứng sau 7–14 ngày.

Người mắc bệnh sởi có thể lây bệnh từ 4 ngày trước khi phát ban cho đến khoảng 4 ngày sau đó. Chúng dễ lây lan nhất khi trẻ bị sốt, sổ mũi và ho.

Điều trị bệnh sởi ở trẻ

Mặc dù không có thuốc đặc trị dành cho bệnh sởi nhưng bạn có thể giảm triệu chứng bằng một số cách sau:

  • Bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ dưới 6 tháng bú nhiều hơn và cho trẻ trên 6 tháng uống thêm nước.
  • Để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Cho trẻ uống hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi để làm dịu nốt phát ban đồng thời giúp kháng khuẩn, giúp da bé khỏe mạnh. Các thành phần thảo dược và tinh dầu tự nhiên còn giúp cơ thể trẻ thư giãn, giảm mệt mỏi.

Biến chứng của bệnh sởi

Bệnh sởi ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra các biến chứng như: bệnh nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm phổi, viêm não, …

Trẻ bị bệnh sởi nên được cách ly trong 4 ngày sau khi xuất hiện phát ban. Đối với những người có hệ miễn dịch kém thì nên cách ly cho đến khi họ hết triệu chứng và khỏe mạnh hoàn toàn.

Sởi kéo dài bao lâu?

Bệnh sởi ở trẻ có thể kéo dài trong vài tuần và các triệu chứng thường bắt đầu từ 7-14 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với ai đó bị sởi.

Phòng ngừa bệnh sởi

Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi chính là tiêm phòng theo chỉ định khi trẻ từ 12 -15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 – 6 tuổi.

Nhờ tỷ lệ tiêm chủng rộng rãi nên bệnh sởi không còn xuất hiện nhiều, tuy nhiên dịch vẫn có thể bùng phát do một nhóm bà mẹ “anti vaccine”, tức là không cho trẻ tiêm phòng các loại vaccine. Cũng chính những đối tượng này đã khiến dịch sởi bùng phát vào năm 2019 rất nguy hiểm.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh sởi: trẻ sơ sinh chưa đủ tuổi tiêm phòng, phụ nữ mang thai, những người có hệ thống miễn dịch kém.

Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông

 

Rate this post