Trẻ bị rôm sảy kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp vào mùa hè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi nhiệt độ tăng cao, do tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện gây tắc ống dẫn mồ hôi.

Ngoài việc tắm thường xuyên cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi, chế độ ăn uống cũng giúp điều trị và phòng ngừa rôm sảy hiệu quả.

Trong bài viết này, Diệp An Nhi sẽ cùng mẹ tìm hiểu xem trẻ bị rôm sảy kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Trẻ bị rôm sảy kiêng ăn gì?

Để loại bỏ rôm sảy nhanh nhất cũng như phòng tránh tái phát, mẹ cần tránh cho trẻ ăn một số thực phẩm dưới đây như:

Thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chiên rán không có lợi cho trẻ bị mụn nhọt, rôm sảy bởi khả năng tích nhiệt, gây nóng trong.

Ngoài ra các thực phẩm này còn khiến trẻ béo phì, thừa cân và nguy cơ ung thư cao: khoai tây chiên, thịt chiên….

Thực phẩm cay nóng

Nhóm thực phẩm cay nóng được coi là kẻ thù của làn da và gây hại cho dạ dày của trẻ.

Loại đồ ăn này còn làm tăng tiết bã nhờn khiến mụn nhọt, rôm sảy phát triển dẫn đến tổn thương da, gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Các thực phẩm cay nóng như: ớt, hạt tiêu…

Thực phẩm chứa nhiều đường

Ăn thực phẩm nhiều đường khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao làm cho trẻ khó chịu, bứt rứt và hay cáu gắt, quấy khóc.

Cơ thể nóng cũng là nguyên nhân rôm sảy mọc lên vào mùa hè. Ngoài ra đường khiến trẻ bị tăng cân, béo phì và có nguy cơ bị tiểu đường về sau.

Thực phẩm nhiều đường như: bánh, kẹo, mứt, bim bim, kem…

Trái cây có tính nóng

Những loại quả như mít, vải, nhãn, xoài, sầu riêng… có tính nóng, vì vậy mẹ hạn chế cho bé ăn những loại quả này vào mùa hè.

Tuy nhiên, quả nào cũng có những lợi ích sức khỏe riêng nên mẹ cũng không nên loại bỏ chúng trong thực đơn của bé mà nên cho bé ăn với số lượng ít.

Đồ uống có ga

Trẻ bị rôm sảy ngoài kiêng ăn những thực phẩm trên còn cần kiêng đồ uống có ga vì chúng gây nóng trong, khiến cơ thể sinh nhiệt.

Mùa hè tốt nhất mẹ nên cho trẻ uống nước lọc, nước trái cây họ cam quýt để giúp cơ thể mát mẻ và hạn chế nguy cơ rôm sảy phát triển.

Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì?

Mẹ đã biết trẻ bị rôm sảy kiêng ăn gì, tiếp theo Diệp An Nhi sẽ giúp mẹ tìm hiểu tiếp bị rôm sảy nên ăn gì.

Đây không chỉ là thắc mắc chung của các mẹ mà còn của nhiều người lớn thường xuyên bị rôm sảy.

Để phòng tránh rôm sảy cho trẻ cũng như giúp làm dịu da trẻ khi bị rôm sảy, mẹ có thể tăng cường bổ sung một số thực phẩm này trong thực đơn của trẻ:

1. Các loại nước mát

Rôm sảy thường xảy ra vào mùa hè khi nhiệt độ tăng cao hoặc khi mẹ mặc cho bé quá ấm.

Việc bổ sung nước lọc và các loại nước có tính mát sẽ giúp giải nhiệt và làm cho cơ thể bé luôn mát mẻ, giúp loại bỏ rôm sảy nhanh chóng. Một số loại nước mát như:

  • Nước râu ngô: Nước râu ngô giúp thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể và lợi tiểu. Nước râu ngô giúp hạn chế tình trạng mất nước của cơ thể, hỗ trợ điều trị rôm sảy, mụn nhọt và viêm đường tiết niệu.
  • Nước rau má: Nước rau má có tính mát, lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc gan tuy nhiên khó uống hơn nước ngô. Nếu bạn đang cho bé bú, bạn có thể uống nước rau má và tiết qua sữa khi bé bú. Điều này giúp rôm sảy nhanh khỏi và không tái phát.
  • Bột sắn dây: Bột sắn dây rất mát, cũng có khả năng giải nhiệt vào mùa hè. Tuy nhiên bạn không nên pha bột sắn dây với nước lạnh cho bé uống vì sẽ khiến bé bị đi ngoài. Quấy sắn dây với nước nóng hoặc đun chín và cho bé ăn.
  • Nước chanh leo: Chanh leo có tính mát và khả năng thanh nhiệt, giải độc tốt. Tuy nhiên chanh leo khá chua nên mẹ cần cho thêm đường khi pha cho bé uống.

 

2. Các loại rau xanh

Việc làm mát cơ thể trẻ từ bên trong là điều hết sức cần thiết để loại bỏ rôm sảy bởi chúng xuất hiện do cơ thể bé quá nóng và mồ hôi không kịp thoát ra ngoài.

Một số loại rau mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của trẻ như:

  • Rau dền: Rau dền chứa nhiều sắt, vitamin, canxi, chất xơ và một số chất khác giúp thanh nhiệt, mát gan, kích thích tiêu hóa. Trong thời gian trẻ bị rôm sảy, mẹ nên cho rau dền vào cháo của bé mỗi ngày một bữa để các nốt mụn mau biến mất. Không chỉ vậy, rau dền còn tốt cho sức khỏe của bé cả về trí não và hệ tiêu hóa.
  • Rau mồng tơi: Rau mồng tơi cũng là một loại rau xanh nổi tiếng mát, giúp giải độc, thanh nhiệt. Rau mồng tơi có tác dụng điều trị rôm sảy, nhiệt miệng và các bệnh nóng trong khác.
  • Rau xanh khác: Ngoài rau dền và rau mồng tơi, các rau xanh lá khác cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, giúp điều trị và phòng ngừa rôm sảy hiệu quả cho trẻ. Ví dụ: rau ngót, rau muống…

3. Các loại trái cây có tính mát

  • Trái cây có múi họ cam quýt: Bưởi, quýt, cam là trái cây có múi và tỷ lệ nước khá lớn, lại giàu vitamin C nên rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Các loại trái cây này không những làm mát cơ thể mà còn tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Dâu tây: Dâu tây cũng là loại quả chứa hơn 90% là nước và giúp giải nhiệt, bổ sung nước cho cơ thể rất tốt. Dâu tây ngọt rất dễ ăn trực tiếp.
  • Dưa chuột: Dưa chuột cung cấp nước và vitamin cho cơ thể, giải nhiệt, giúp làm mát cơ thể từ bên trong nên có thể ngăn ngừa và đẩy lùi rôm sảy. Mẹ có thể ép nước để cho trẻ uống hoặc nấu cùng cháo cho trẻ ăn.
  • Quả lê: Lê chứa rất nhiều nước và có vị ngọt, lại có tính mát nên rất tốt để giải nhiệt cho bé vào mùa hè. Nếu trẻ bị rôm sảy, mẹ có thể ép nước lê cho trẻ uống thì các nốt rôm sẽ biến mất nhanh chóng.

Ngoài việc trẻ bị rôm sảy kiêng ăn gì và nên ăn gì thì việc giữ cho cơ thể trẻ sạch sẽ rất quan trọng và góp phần không nhỏ đối với sức khỏe của trẻ trong suốt mùa hè. Chính vì thế mẹ nhất định phải tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi vừa giúp kháng khuẩn vừa giúp trẻ cảm thấy thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông

 

5/5 - (1 bình chọn)