Không may làn da mỏng manh của con bạn trở nên khô và nổi mẩn đỏ gây cảm giác khó chịu do mắc bệnh chàm. Nhìn bé đau đớn, ngứa ngáy gãi không ngừng khiến bạn muốn làm bất cứ điều gì để chấm dứt tình trạng này. Trong bài viết này, Diệp An Nhi sẽ giúp mẹ sở hữu bí kíp chăm sóc da bé bị chàm để có thể kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ bùng phát của chàm.
Mục lục
Giai đoạn bùng phát chàm là gì?
Chàm bùng phát là giai đoạn mà các triệu chứng của bệnh chàm quay trở lại do gặp phải các tác nhân kích thích và chúng thường bao gồm: phát ban đỏ gây ngứa trên da.
Các mảng da bị tổn thương thường màu đỏ, sau cứng và xám lại, ban đầu xuất hiện ở mặt, tay, cổ, chân, các vùng da có nếp gấp nhưng sau có thể lan rộng ra toàn thân của bé.
Một số triệu chứng cụ thể của chàm bùng phát mà bé có thể gặp:
- Da khô khiến bé ngứa ngáy khó chịu và đặc biệt dữ dội vào ban đêm. Bé có thể gãi khiến vùng da bị tổn thương trở nên trầm trọng hơn, sưng, viêm và nhiễm trùng.
- Vết sưng sau khi gãi có thể chảy dịch và đóng vảy.
- Da bé khô dày và nứt nẻ gây đau đớn.
Bệnh chàm không phát triển liên tục mà xen kẽ sẽ có những giai đoạn các triệu chứng biến mất. Tuy nhiên, chàm là bệnh mãn tính và kéo dài, bạn chỉ có thể giúp bé tránh các yếu tố nguy cơ gây bùng phát.
Đối với chàm sữa của trẻ sơ sinh, bệnh sẽ tự hết sau khi bé ngoài 4 tuổi. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn không hết chàm sữa, bệnh sẽ phát triển thành chàm thể tạng và theo bé suốt đời.
Chính vì những giai đoạn chàm cấp tính rất khủng khiếp nên mẹ cần chú ý chăm sóc da bé bị chàm thật cẩn thận để giúp bé không phải quá đau đớn và khó chịu.
Nguyên nhân gây bùng phát bệnh chàm?
Tuy các yếu tố kích hoạt bùng phát chàm của mỗi người không giống nhau và cũng khác nhau về thời điểm xuất hiện phản ứng dị ứng với da nhưng khi chăm sóc da bé bị chàm bạn vẫn cần phải chú ý đến các tác nhân như: mồ hôi, vải, lông thú cưng, thời tiết, chất tẩy rửa….Chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng nguyên nhân khiến chàm bùng phát để có thể chăm sóc da bé bị chàm tốt hơn.
Tình trạng da khô: khi da mất đi độ ẩm, bị khô và nứt sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát.
- Căng thẳng: Con yêu của bạn cũng có thể căng thẳng, đó là khi bé cảm thấy không thoải mái như: đói, buồn ngủ, đau đớn, ngứa ngáy… Và theo các nghiên cứu cho thấy, căng thẳng có thể khiến chàm bùng phát và xuất hiện các triệu chứng. Mẹ nên cố gắng tìm hiểu nguyên nhân bé căng thẳng để phòng tránh.
- Chất kích thích: Các loại hóa chất tổng hợp từ các vật dụng hàng ngày như xà phòng rửa tay, sữa tắm, nước giặt, nước lau nhà…và thậm chí cả thực phẩm cũng có thể là tác nhân gây bùng phát chàm ở một số bé.
Dưới đây là một số chất kích thích cụ thể có thể gây ra các triệu chứng chàm cho bé như:
- Bé hít phải khói thuốc lá.
- Bé tiếp xúc với niken qua đồ trang sức hoặc đồ dùng.
- Các loại mỹ phẩm có chứa hương thơm nhân tạo.
- Một số loại thuốc mỡ chứa kháng sinh như: neomycin và bacitracin.
- Formaldehyde.
- Một số chất có trong sản phẩm tắm gội như chất tạo đặc…
Không phải tất cả các tác nhân nêu trên đều gây ra bùng phát nhưng để chăm sóc da bé bị chàm, mẹ cần theo dõi và ghi chép lại mỗi khi bé gặp phải triệu chứng để giúp bé phòng tránh trong tương lai.
Chăm sóc da bé bị chàm bùng phát
Để chăm sóc da bé bị chàm, mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bé. Bác sĩ sẽ căn cứ vào những yếu tố có liên quan như: tuổi tác, tiền sử bệnh chàm của gia đình bạn, các vấn đề liên quan đến sức khỏe của bé cũng như thực đơn hàng ngày của bé để có thể tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Như đã nói ở trên, đa phần các biện pháp chăm sóc da bé bị chàm đều nhằm mục đích giảm đau, giảm triệu chứng của bé trong thời gian ngắn chứ không thể giúp chấm dứt bệnh chàm.
Trong trường hợp bé ngứa dữ dội và gãi đến mức chảy máu, bác sĩ có thể sẽ kê kem hoặc thuốc chứa steroid và một số chất khác. Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng những loại thuốc này trong quá trình chăm sóc da bé bị chàm vì chúng có thể để lại những tác dụng phụ không tốt cho bé.
Cùng với biện pháp bôi thuốc chứa steroid, mẹ hãy dùng khăn ướt quấn quanh vùng da bị tổn thương để giúp giữ ẩm và làm dịu cảm giác đau ngứa.
Tại bệnh viện, bác sĩ cũng có thể chăm sóc da bé bị chàm bằng cách sử dụng liệu pháp ánh sáng từ mặt trời hoặc thiết bị tia UV.
Nếu bé bị ngứa dữ dội vào ban đêm dẫn đến mất ngủ, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng histamin để làm dịu cảm giác ngứa ngáy và dễ ngủ. Mẹ dễ dàng mua thuốc cho bé tại các nhà thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi thấy tình trạng của bé quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc kê thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng và tiêm steroid cho bé.
Kết hợp với các phương pháp điều trị của bác sĩ, mẹ đừng quên tắm cho bé bằng nước tắm hoặc sữa tắm thảo dược thay vì các sản phẩm chứa chất hóa học tổng hợp. Mẹ có thể tham khảo nước tắm thảo dược cho bé Diệp An Nhi với chứa Nano berberin và các loại dược liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm giúp phòng tránh bội nhiễm.
Chăm sóc da bé bị chàm khá vất vả nhưng cũng không quá khó nếu mẹ biết rõ những yếu tố nguy cơ gây bùng phát bệnh cũng như tuân theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ để không khiến tình trạng của bé thêm trầm trọng.
Bài viết liên quan: Nước tắm thảo dược cho trẻ bị chàm sữa
Phòng ngừa là cách chăm sóc da bé bị chàm tốt nhất
Có rất nhiều tác nhân gây bùng phát chàm và những yếu tố kích hoạt của bé có thể không giống như những thành viên khác trong gia đình. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa đối với từng nguyên nhân mà chúng tôi đã nêu ở trên.
Da khô
Nếu mẹ để da bé quá khô đến mức nứt nẻ sẽ tạo ra cảm giác ngứa dữ dội khiến bé gãi không ngừng. Điều này tạo ra những vết thương hở và là con đường cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Da khô là nguyên nhân phổ biến nhất gây bùng phát chàm và nó chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Mùa đông sắp tới, nhiệt độ thấp kèm theo độ ẩm thấp cũng là tác nhân gây khô da và bùng phát chàm cho bé.
Lời khuyên chăm sóc da bé bị chàm do khô
Điều quan trọng là bạn cần giữ ẩm cho làn da của bé, đặc biệt trong những tháng mùa đông, không khí khô hanh. Bạn có thể sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm không khí, thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên cho bé ngay sau khi tắm, tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược trẻ em không chứa hóa chất tổng hợp.
Việc sử dụng nước tắm thảo dược hoặc sữa tắm thảo dược cũng giúp hạn chế nguy cơ khô da và dưỡng ẩm làn da bé bị chàm. Nước tắm và gel tắm thảo dược Diệp An Nhi sẽ là lựa chọn tốt cho mẹ khi chăm sóc làn da bé bị chàm do khô da vì sản phẩm chứa thành phần dưỡng ẩm tiên tiến từ thiên nhiên – Aquaxyl.
Chất kích thích
Không phải những gì quá đặc biệt mà ngay cả những hóa mỹ phẩm bạn sử dụng hàng cũng có thể khiến làn da bé khó chịu. Các loại sữa tắm, dầu gội, nước rửa tay, nước giặt hay bất kể thứ gì tiếp xúc với cơ thể bé đều có thể trở thành tác nhân gây bùng phát chàm.
Lời khuyên chăm sóc bé bị chàm do chất kích thích
Bạn cần quan sát và ghi chép lại những gì làm cho da bé bị kích ứng và nói lại với bác sĩ để họ kiểm tra. Tốt nhất bạn nên lựa chọn các loại sữa tắm thảo dược lành tính từ thiên nhiên, các chất tẩy rửa hữu cơ và không chứa hương thơm nhân tạo vì chúng là thủ phạm gây bùng phát chàm cho bé.
Quần áo
Một số loại vải dày hoặc xù lông có thể gây ngứa. Việc mặc cho bé những bộ quần áo bó sát cơ thể sẽ tạo ra mồ hôi và làm xuất hiện các triệu chứng chàm.. Các loại vải thô, quá chật hoặc gây ngứa có thể gây ra bệnh chàm. Quần áo quá ấm hoặc nặng cũng có thể khiến bạn đổ mồ hôi và gây bùng phát.
Lời khuyên
Khi chăm sóc da bé bị chàm, bạn cần ưu tiên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi thoáng mát từ vải cotton. Nếu áo len khiến bé khó chịu, bạn có thể mặc cho bé nhiều quần áo mỏng để giữ ấm trong mùa đông.
Bụi, khói, vẩy da thú cưng và cát
Tất cả những hạt nhỏ li li bay trong không khí đều có thể trở thành nguyên nhân gây kích ứng da của bé. Lông thú cưng, khói thuốc lá hoặc bụi nhà cũng là những thứ khiến bất kỳ ai bị dị ứng cảm thấy khó chịu và dễ bùng phát bệnh.
Lời khuyên
Để tránh nguy cơ bùng phát chàm cho bé, mẹ cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để hạn chế bụi bẩn. Nếu trong nhà có người hút thuốc lá thì nên giữ bé tránh xa khói thuốc. Có thể con bạn rất thích những chú chó, mèo nhỏ bé đáng yêu nhưng tốt nhất bạn không nên nuôi chúng.
Căng thẳng và lo lắng
Những bé thường xuyên căng thẳng và lo lắng sẽ có mật độ bùng phát chàm nhiều hơn dẫn đến ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, việc đau và ngứa lại khiến bé căng thẳng và nó sẽ tạo thành vòng tuần hoàn vô tận nếu mẹ không biết cách phá vỡ nó.
Lời khuyên
Để chăm sóc da bé bị chàm tốt nhất mẹ cần tránh để bé căng thẳng dù bất kể lý do gì. Hãy đảm bảo bé luôn no bụng, ngủ đủ giấc để luôn cảm thấy thoải mái, sảng khoái. Bạn có thể đốt tinh dầu tự nhiên và tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược để lưu lại mùi hương thiên nhiên dễ chịu, giúp giảm bớt căng thẳng.
Khi nào cần gặp bác sĩ khi chăm sóc da bé bị chàm
Trong trường hợp bệnh chàm ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống hàng ngày của bé thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để được trợ giúp. Ở độ tuổi đang lớn nếu bé không ăn được, không ngủ ngon sẽ kìm hãm sự phát triển cả về thể chất và tinh thần.