Chúng ta đều biết rằng da của trẻ rất mỏng manh, yếu đuối và chưa hoàn thiện giống như da của người lớn. Chính vì vậy mà làn da non yếu này dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài môi trường dẫn đến phản ứng dị ứng, kích ứng, mẩn ngứa hoặc khô da. Mùa đông đang tới gần và bố mẹ nào đã từng trải qua mùa đông của miền Bắc chắc chắn sẽ hiểu được sự ám ảnh của làn da khô nứt nẻ. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ da của con yêu? Hãy đọc tiếp bài viết này để nhận biết 6 nguyên nhân gây khô da ở trẻ kèm theo triệu chứng và cách khắc phục tại nhà.
Mục lục
Hiện tượng bong tróc da ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng bong tróc da ở trẻ sơ sinh trong những tuần đầu tiên là điều bình thường và bạn không cần lo lắng cũng như tìm cách điều trị. Làn da của trẻ sơ sinh mỏng vô cùng, tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện, cơ thể trẻ được bao phủ bởi lớp sáp vernix để bảo vệ khỏi sự tác động của nước ối. Sau khi trẻ chào đời, nước ối và sáp vernix được lau sạch và đây là lần đầu tiên làn da của trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài và xuất hiện tình trạng bong tróc. Mức độ bong tróc da của trẻ không giống nhau, trẻ sinh non thường bong tróc ít hơn vì lớp sáp vernix còn lại để bảo vệ da nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng hoặc quá tháng.
Trong trường hợp nguyên nhân gây khô da cho trẻ là bong tróc sau sinh thì bạn không cần phải thoa bất kỳ kem dưỡng ẩm nào cho trẻ trong những tháng đầu đời mà chỉ cần tắm trẻ hàng ngày với nước tắm thảo dược cho bé Diệp An Nhi lành tính, dịu nhé.
Triệu chứng gây khô da ở trẻ sơ sinh
Bạn có thể nhận thấy những biểu hiện khô da ở con mình giống như sau:
- Quanh mép trẻ xuất hiện những vảy trắng bong tróc.
- Khu vực da khô ráp và nứt nẻ.
- Da bị bong tróc khi cọ xát.
- Các mảng da đỏ và khô.
- Vết nứt nẻ trên da từ nông đến sâu và thậm chí có thể chảy máu.
- Làn da trẻ căng quá mức.
Từ những triệu chứng, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây khô da ở trẻ. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến da trẻ khô, mất nước như: do chăm sóc, do các bệnh về da.
Nguyên nhân gây khô da ở trẻ
Làn da khô là khi độ ẩm của da bị mất đi dẫn tới bong tróc hoặc nứt nẻ lớp biểu bì của da gây cảm giác ngứa ngáy, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây khô da ở trẻ:
1. Thời tiết
Khi nhiệt độ xuống thấp, rét đậm rét hại xảy ra hoặc khi nắng nóng đỉnh điểm đều có thể khiến độ ẩm giảm đi tương đối làm cho da của chúng ta mất đi độ ẩm và trở nên khô ráp nhanh chóng. Làn da của trẻ rất mỏng, lớp mỡ dưới da cũng chưa nhiều nên tốc độ mất nước nhanh hơn người lớn. Thời tiết có lẽ là nguyên nhân gây khô da ở trẻ phổ biến nhất và đứa trẻ nào cũng phải đối mặt.
2. Nhiệt độ xung quanh
Nếu điều hòa không khí hoặc máy sưởi để ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ làm mất đi độ ẩm trong nhà bạn khiến làn da trẻ bị khô.
3. Tắm cho trẻ quá lâu
Đôi khi bố mẹ nhìn thấy con chơi trong chậu nước tắm rất thích thú và muốn kéo dài thời gian tắm cho con. Nhưng việc tiếp xúc với nước lâu sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da. Đặc biệt nếu trong nước tắm có chứa các hóa chất cũng sẽ khiến da tổn thương và bị khô.
4. Sản phẩm tắm gội chứa chất tẩy mạnh
Nếu bạn sử dụng sữa tắm người lớn để tắm cho con thì chắc chắn sẽ làm da trẻ bị khô và có thể gây kích ứng. Ngay cả những loại sữa tắm dành riêng cho trẻ cũng vẫn có nguy cơ chứa chất tẩy mạnh và trở nên khắc nghiệt với làn da mỏng manh của trẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khô da ở trẻ gặp phải nhiều nhất do bố mẹ chưa chú ý.
5. Kem dưỡng ẩm chứa cồn hoặc hương thơm nhân tạo
Một số kem dưỡng ẩm có chứa cồn hoặc có mùi hương làm cho bạn thấy thích thú nhưng chúng lại khiến bề mặt da trẻ bị mất nước và dẫn tới khô da.
6. Kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thực vật
Không phải những gì hữu cơ hay từ thực vật đều tốt. Các loại kem dưỡng ẩm từ hạt hoặc dầu oliu lại có khả năng phá vỡ hàng rào bảo vệ da của trẻ và gây dị ứng.
Diệp An Nhi đã vừa cùng bạn đi qua 6 nguyên nhân gây khô da ở trẻ rất dễ gặp phải hàng ngày. Tuy nhiên, da khô cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý về da mà bố mẹ cần chú ý. Bạn đừng dừng lại, hãy kiên trì đọc tiếp bài viết này để tìm hiểu về một số vấn đề về da có thể trở thành nguyên nhân gây khô da ở trẻ.
Các vấn đề về da là nguyên nhân gây khô da ở trẻ
Tình trạng khô da có thể là kết quả của các tình trạng hoặc bệnh lý về da dưới đây:
Bệnh chàm
Chàm da ở trẻ là một bệnh viêm da dị ứng được đặc trưng bởi những mảng da khô, màu đỏ gây ngứa ở hai má, tràn, các nếp gấp trên da như khuỷu tay, phía sau đầu gối. Da khô là triệu chứng hay còn là dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh chàm kèm theo đó là những đợt ngứa dữ dội, nổi mụn, chảy nước, đóng vảy và nứt da. Trẻ sơ sinh đến 4 tuổi là đối tượng mắc bệnh chàm sữa có tỷ lệ khá cao và nếu qua 4 tuổi trẻ không khỏi bệnh thì có thể sẽ có nguy cơ tiến triển thành chàm thể tạng theo trẻ đến suốt cuộc đời.
Bệnh vảy phấn trắng
Đây là một loại bệnh viêm da dị ứng mà chỉ ảnh hưởng đến mặt, cánh tay và thân mình của trẻ. Trẻ có thể xuất hiện những mảng da khô có vảy và ban đầu màu đỏ rồi sau đó dần nhạt theo thời gian. Thông thường trẻ mắc bệnh vảy phấn trắng sẽ khỏi bệnh hoàn toàn sau một năm.
Bệnh vảy nến
Vảy nến là căn bệnh tự miễn và mãn tính, lúc này chính hệ miễn dịch tấn công cơ thể gây ra tình trạng da khô tạo thành từng lớp vảy thô ráp và nứt nẻ. Vảy nến có thể gây ngứa hoặc không. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện khi trẻ trưởng thành và hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cứt trâu
Cứt trâu là cách gọi của người xưa đối với bệnh viêm da tiết bã. Các mảng vảy màu vàng xuất hiện trên da trẻ do lượng bã nhờn dư thừa làm dính tế bào chết lại với nhau. Cứt trâu là nguyên nhân gây khô da ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. Tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mẹ chỉ cần vệ sinh da đầu trẻ nhẹ nhàng.
Bệnh vảy cá
Bệnh vảy cá khá hiếm gặp ở trẻ. Đây là hiện tượng các tế bào da cũ không bong ra và tích tụ lại tạo thành lớp vảy dày trên khắp cơ thể. Các vảy da chết lâu ngày sẽ khô, cứng và bong tróc khi xảy ra cọ xát. Bệnh vảy cá là do đột biến và xuất hiện ngay khi trẻ con nhỏ.
Keratosis pilaris – Bệnh dày sừng nang lông
Khi da sản xuất quá nhiều keratin – (protein giúp tóc, da, móng khỏe mạnh) sẽ dẫn đến dư thừa và gây bít tắc tuyến bã nhờn, bịt kín các nang lông tạo ra các nốt sần nhỏ hoặc các mảng thô ráp ở cánh tay, đùi, má hoặc mông. Người ta gọi hiện tượng này là bệnh dày sừng nang lông. Bệnh không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ.
Bạn thấy đấy, hiện tượng ra trẻ bị khô nhìn thoáng qua thì tưởng giống nhau nhưng lại có rất nhiều nguyên nhân gây khô da ở trẻ mà chúng ta chưa biết hết. Cho dù da khô bởi lý do gì thì đa phần chúng đều có thể được giải quyết bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Nếu bạn muốn làm dịu da cho con yêu, hãy đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi.
Xem thêm: 8 Biện pháp khắc phục và phòng ngừa khô da ở trẻ tại nhà