Rôm sảy có tự hết không?

Rôm sảy có tự hết không hay cần phải điều trị bằng thuốc còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu trẻ bị rôm sảy và các nốt phát ban biến mất ngay sau khi tắm hoặc sau vài ngày thì bạn không cần lo lắng.

Rôm sảy là gì?

Rôm sảy hay còn gọi là phát ban nhiệt thường xuất hiện khi thời tiết ấm áp khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi. Việc đổ mồ hôi là cơ chế giúp cơ thể hạ nhiệt – khi mồ hôi thoát ra khỏi các lỗ chân lông trên da nó sẽ bay hơi và mang theo nhiệt lượng của cơ thể khiến trẻ cảm thấy mát hơn. Nhưng nếu các ống dẫn dưới da bị tắc nghẽn làm cho mồ hôi không thể thoát ra và mắc kẹt tại đó sẽ gây kích ứng và phát ban da. Và đó là những nốt rôm sảy mà chúng ta thường nhìn thấy trên da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy

Để biết rôm sảy có tự hết không bạn cần nhận định rõ tình trạng của bé, những dấu hiệu cơ bản để biết bé bị rôm sảy ở mức độ nào. Có 4 loại rôm sảy được phân loại theo mức độ nông sâu của lỗ chân lông bị tắc nghẽn.

  • Rôm sảy dạng tinh thể: là dạng phát ban nhiệt khá nhẹ và cũng phổ biến nhất khi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn ngay trên lớp da trên cùng. Rôm sảy loại này sẽ tự hết mà không cần phải điều trị, chỉ cần mẹ giữ cho cơ thể bé luôn sạch sẽ và mát mẻ.
  • Rôm sảy đỏ cũng khá phổ biến, khi các nốt phát ban có màu đỏ và gây cảm giác ngứa hoặc châm chích. Nhiều phụ huynh thường hỏi rôm sảy có ngứa không và câu trả lời là có nếu trẻ bị rôm sảy đỏ.
  • Rôm sảy bị nhiễm khuẩn là khi các nốt phát ban chứa đầy mủ và trở nên nghiêm trọng.
  • Rôm sảy sâu xảy ra khi các lỗ chân lông của trẻ bị tắc ở phía dưới lớp hạ bì và vùng da bị tổn thường nhìn gần giống như nổi da gà và đây là loại rôm sảy ít phổ biến nhất.

Triệu chứng phổ biến của rôm sảy

Thông thường, rôm sảy xuất hiện ở dạng phát ban đỏ ở vùng da bị ảnh hưởng như mặt, cổ, lưng, các nếp gấp và không phải trẻ đều có triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, có một số triệu chứng thường gặp ở trẻ như:

  • Trẻ ngứa nhiều và trở nên cáu kỉnh, quấy khóc, đặc biệt khi ngủ.
  • Trẻ cảm thấy sởn gai ốc.
  • Da trẻ xuất hiện các mụn nước hoặc mẩn ngứa và vết sưng nhỏ.
  • Các mảng da có màu đỏ.

Một số nguyên nhân chính của rôm sảy

Dù rôm sảy có tự hết hay không thì nguyên nhân của chúng không khác nhau. Da của chúng ta có ba loại tuyến tiết ra mồ hôi: eccrine, apocrine và apoeccrine và tuyến eccrine tiết ra nhiều mồ hôi nhất. Cùng với đó các lỗ chân lông có thể bị tắc nghẽn bởi nhiều lý do làm cho mồ hôi không thoát ra được như:

  • Tế bào chết kết hợp với dầu tiết ra qua lỗ chân lông tạo thành chất sừng bịt kín giữ cho mồ hôi không thoát ra được.
  • Vi khuẩn xâm nhập qua lỗ chân lông gây viêm nhiễm và làm tắc lỗ chân lông khiến trẻ bị rôm sảy.
  • Trẻ mặc nhiều quần áo chật sẽ làm giảm bớt không gian lưu thông không khí và làm cho mồ hôi đọng lại, gây tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến rôm sảy.
  • Thời tiết quá nóng và oi bức khiến cơ thể trẻ luôn cảm thấy khó chịu, bức bối.

Chăm sóc trẻ bị rôm sảy

Việc chăm sóc trẻ bị rôm sảy sẽ quyết định việc rôm sảy có tự hết không bởi nếu bạn biết cách làm mát da bé thì rôm sảy sẽ nhanh chóng biến mất.

Sử dụng thuốc

Trong trường hợp trẻ bị rôm sảy sâu, nhiễm trùng và vùng da bị tổn thương lan rộng, bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ để được kê thuốc điều trị. Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng viêm và kem dưỡng da để làm dịu vết ngứa. Bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc cho trẻ.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu trẻ bị rôm sảy nông thì rôm sảy có thể tự hết ngay cả khi chăm sóc tại nhà với một số biện pháp sau:

  • Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi.
  • Lau khô hoàn toàn người trẻ và mặc cho trẻ quần áo rộng rãi.
  • Để trẻ chơi tại những nơi thoáng mát, sạch sẽ.

Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông

 

5/5 - (1 bình chọn)