Mục lục
Trẻ bị lang ben là như nào?
Nấm da hay còn gọi là bệnh lang ben là tình trạng da của trẻ bị nhiễm nấm Pityrosporum ovale. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ lớn nhưng cũng có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ và xảy ra bất kể lúc nào.
Trẻ bị lang ben hay nấm da sẽ xuất hiện các mảng da sáng màu hoặc sẫm màu hơn vùng da còn lại khiến cho da trẻ không còn màu đồng đều. Các vùng da khác màu này chủ yếu ở vùng ngực, lưng…
Nguyên nhân trẻ bị lang ben
Nấm men tồn tại sẵn trên da của chúng ta với số lượng nhỏ. Nhưng vì một lý do nào đó nấm phát triển quá mức khiến số lượng tăng ngoài kiểm soát dẫn đến hiện tượng lang ben (nhiễm trùng nấm men).
Những trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh lang ben?
Lang ben có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ em nào nhưng một số điều kiện dưới đây có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm nấm da như:
- Trẻ sống trong vùng khí hậu nóng ẩm.
- Mùa hè nắng nóng,
- Sống ở khí hậu nóng ẩm.
- Tuyến bã nhờn của trẻ hoạt động quá mức.
- Trẻ vận động thường xuyên với cường độ mạnh.
- Trẻ mặc quần áo quá chật.
Triệu chứng trẻ bị lang ben
Triệu chứng duy nhất của bệnh lang ben chính là các mảng da màu trắng, hồng hoặc nâu nhạt trên cơ thể trẻ. Cũng có thể xuất hiện các vảy nhưng chúng không gây ngứa và đau. Một số đặc điểm khác của khi trẻ bị nấm da (lang ben):
- Chỉ có các lớp trên cùng của da trẻ mới bị nhiễm trùng nấm.
- Vị trí lang ben trên ngực hoặc lưng của trẻ.
- Lang ben hiếm khi xuất hiện trên mặt trẻ.
- Khi nhiệt độ tăng cao, vùng da bị lang ben sẽ phát triển mạnh hơn. Chính vì thế vào mùa hè trẻ sẽ bị lang ben nhiều hơn.
- Nếu trẻ sử dụng thuốc bôi chứa steroid hoặc hệ thống miễn dịch của trẻ suy yếu thì vùng da bị tổn thương sẽ bị loét và trở nên trầm trọng hơn.
Các biểu hiện của lang ben cũng giống như các triệu chứng của một số bệnh khác. Chính vì thế nếu trẻ bị nấm da, bạn đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán.
Chẩn đoán bệnh nấm da ở trẻ
Trước khi tiến hành khám bệnh cho trẻ, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của trẻ. Sau khi khám tổng quát, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra cơ thể trẻ bằng đèn cực tím để nhìn rõ vùng da khác biệt. Cũng có thể bác sĩ sẽ lấy mẫu phần da bị tổn thương để làm xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác.
Điều trị lang ben ở trẻ em như thế nào?
Có thể bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn mua các loại kem bôi hoặc sữa tắm trị nấm có chứa selen sulfide. Những loại dầu gội đầu và kem bôi này đều có sẵn ở nhà thuốc. Tuy nhiên, nếu chúng không hiệu quả, bạn có thể được bác sĩ kê thêm một loại khác giúp trị gàu và nấm tác dụng mạnh hơn hoặc một loại thuốc uống chống nấm. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ mất vài tháng và không thể có kết quả ngay lập tức. Để phòng tránh nấm quay trở lại, trẻ cần tắm bằng các loại sữa tắm có khả năng kháng nấm trong một thời gian dài. Tuy nhiên, để tránh tác dụng phụ, bạn có thể cân nhắc mua sữa tắm thảo dược cho trẻ, loại có chứa nano berberin và các loại dược liệu có khả năng kháng nấm hiệu quả.
Phòng ngừa trẻ bị nấm da
Cách điều trị trẻ bị nấm da tốt nhất chính là phòng ngừa. Bạn cần tránh các yếu tố nguy cơ để nấm không thể phát triển mạnh mẽ bằng cách tạo ra môi trường không thuận lợi cho chúng như:
- Luôn giữ cơ thể trẻ khô ráo, thoáng mát.
- Cho trẻ chơi trong phòng sạch sẽ, mát mẻ, tránh chơi đùa vận động ở những nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ.
- Giúp trẻ giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm hàng ngày cho trẻ với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus….Đặc biệt thành phần Nano Berberin trong Diệp An Nhi giúp trẻ phòng tránh và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da rất hiệu quả. Aquaxyl trong Diệp An Nhi cũng giúp da trẻ giữ được độ ẩm cần thiết, tránh da bị khô, mất nước. Da khô sẽ khiến tuyến dầu hoạt động mạnh hơn.
- Không nên để trẻ vận động quá mức. Nếu trẻ đổ nhiều mồ hôi, bạn cần dùng khăn lau mồ hôi, tránh để mồ hôi ở lại trên da trẻ quá lâu.
Lưu ý khi đưa trẻ tới gặp bác sĩ
Chúng ta thường đưa trẻ tới gặp bác sĩ khi sức khỏe trẻ không tốt, nhưng để buổi thăm khám có hiệu quả hơn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Bạn cần hiểu rõ tại sao bạn đưa trẻ tới gặp bác sĩ.
- Bạn nên ghi lại những câu hỏi mà bạn muốn bác sĩ trả lời.
- Bạn nên viết lại những dặn dò, chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc mà bác sĩ đã kê.
- Bạn cũng nên hỏi bác sĩ về công dụng, tác dụng phụ và lý do tại sao họ đề nghị trẻ sử dụng loại thuốc đó.
- Hãy hỏi bác sĩ về các phương pháp điều trị thay thế khác.
- Bạn cũng cần biết rõ điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ không sử dụng thuốc hoặc tuân thủ phác đồ điều trị.
- Nếu bác sĩ hẹn tái khám, bạn cần nhớ rõ ngày giờ và lý do cần tái khám.
Bài viết liên quan: Đừng chủ quan với nấm ngoài da ở trẻ – Hắc lào