Bệnh ngoài da ở trẻ theo độ tuổi

Làn da của trẻ sẽ tự động thích nghi và sửa chữa theo những thay đổi về cơ thể khi trẻ lớn dần lên. Càng lớn, làn da của trẻ sẽ càng hoàn thiện khả năng điều chỉnh nhiệt độ, tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn và bắt đầu cảm nhận những thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, lớp bảo vệ kỳ diệu này cũng có thể gặp một số vấn đề dù ở giai đoạn phát triển nào. Dưới đây là một số bệnh ngoài da ở trẻ theo độ tuổi mà các bố, mẹ không thể bỏ qua khi chăm sóc da cho trẻ.

Bệnh Ngoài Da ở Trẻ
Bệnh Ngoài Da ở Trẻ

Bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi: 0-3 tuổi

1. Hăm tã

Hăm tã là một trong những bệnh ngoài da ở trẻ mà bố mẹ dễ nhận biết nhất bởi các nốt phát ban xuất hiện chủ yếu ở khu vực đóng tã và các vùng da lân cận như đùi.

Triệu chứng trẻ bị hăm tã: da trẻ có màu đỏ, thô ráp và xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Trẻ bị hăm tã thường cảm giác đau rát, đặc biệt khi mẹ thay tã, thậm chí trẻ còn có tâm lý sợ hãi và không hợp tác khi vệ sinh khu vực đóng tã.

Nguyên nhân trẻ bị hăm tã

Trẻ bị hăm tã bởi phân và nước tiểu tiếp xúc với da trong thời gian dài đã phá vỡ hàng rào bảo vệ da, khiến da bị kích ứng và phát triển thêm những tổn thương do độ ẩm và ma sát khi tã chà xát vào da trẻ. Một số trường hợp trẻ bị hăm tã khi nấm men phát triển quá mức do vi khuẩn sống trên da mất cân bằng.

Chăm sóc trẻ bị hăm tã

Các bệnh ngoài da ở trẻ đa phần có thể chăm sóc tại nhà và hăm tã cũng không là ngoại lệ. Nếu con bạn bị hăm tã, đừng quá hoảng hốt mà hãy tham khảo một số cách chăm sóc của chúng tôi:

  • Thay tã thường xuyên cho trẻ, ngay cả khi trẻ không tiêu, tiểu bạn cũng nên thay tã cho trẻ sau mỗi 2 – 3 giờ. Dù trẻ không xả thải thì việc đóng tã kết hợp với mồ hôi cũng làm tăng độ ẩm của vùng da đóng tã và tạo cơ hội cho các loại nấm men phát triển.
  • Vệ sinh sạch sẽ mông trẻ và khu vực đóng tã bằng nước ấm pha với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi sẽ giúp làm dịu da trẻ đồng thời phòng tránh sự xâm nhập và phát triển của nấm, virus, vi khuẩn. Điều này có được là nhờ thành phần Nano Berberin trong Diệp An Nhi có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus vô cùng hiệu quả và đây được coi là một loại kháng sinh tự nhiên lành tính với làn da trẻ sơ sinh và tẻ nhỏ.
  • Sau khi rửa sạch khu vực đóng tã, bạn đừng quên lau khô da trẻ một cách nhẹ nhàng, tránh chà xát sẽ khiến vùng da bị tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thoa kem dưỡng da dịu nhẹ cho trẻ hoặc kem nano bạc để bảo vệ làn da trẻ khỏi nước tiểu và phân đồng thời cũng giúp về thương mau lành.

Xem thêm: Công dụng của nước tắm thảo dược Diệp An Nhi

Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ

Hầu hết bệnh ngoài da ở trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu sau 5-7 ngày khu vực da bị hăm tã vẫn bị nứt nẻ và chảy dịch hoặc không cải thiện dù bạn đã vệ sinh sạch sẽ, bôi thuốc theo chỉ dẫn thì bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê thêm thuốc cho trẻ để giúp quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng. Một số trường hợp trẻ bị nhiễm nấm men cần được điều trị bằng thuốc trị nấm.

2. Phát ban nhiệt (rôm sảy)

Bệnh ngoài da ở trẻ phổ biến thứ 2 chính là rôm sảy, đây là tình trạng da trẻ xuất hiện những đốm nhỏ có màu đỏ gây ngứa ngáy khó chịu, chúng có thể phát triển thành mụn nước.

Rôm sảy thường xuất hiện tại mặt, lưng và các nếp gấp trên da trẻ. Đây là những nơi mô hôi lưu lại lâu và thường bị chà xát bởi quần áo. Trẻ bị sốt cũng có thể bị rôm sảy. Trẻ bị rôm sảy chủ yếu vào mùa hè, khi mồ hôi đổ ra nhiều và không thoát ra được khỏi bề mặt da.

Nguyên nhân: trẻ bị rôm sảy do cơ thể quá nóng, đổ nhiều mô hôi cùng với việc tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.

Chăm sóc tại nhà

Để chăm sóc trẻ bị rôm sảy, việc đầu tiên là loại bỏ những nguyên nhân gây ra phát ban cho trẻ và làm mát da trẻ. Dưới đây là một số mẹo giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi “rôm sảy” chỉ trong vài ngày:

  • Bạn hãy nhớ tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi để đặc trị và phòng ngừa rôm sảy. Các loại thảo dược tự nhiên trong Diệp An Nhi từ lâu đã được các mẹ, các bà sử dụng để chữa rôm sảy cho trẻ rất hiệu quả. Thành phần Nano Berberin giúp kháng khuẩn, phòng tránh bội nhiễm khu vực da bị tổn thương.
  • Cho trẻ mặc những bộ quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, chất vải thoáng mát, không bó sát vào người.
  • Để trẻ chơi trong không gian sạch sẽ, thoáng mát. Bật điều hòa hoặc quạt mát cho trẻ, tuy nhiên không nên để luồng gió chĩa thẳng vào trẻ.
  • Lau mồ hôi và thay quần áo cho trẻ thường xuyên khi nhiệt độ tăng cao.

Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ

Cũng như các bệnh ngoài da khác ở trẻ, rôm sảy sẽ biến mất sau vài ngày nếu bạn chăm sóc trẻ đúng cách. Tuy nhiên, sau thời gian 5 – 7 ngày mà tình trạng rôm sảy của trẻ không giảm bớt hoặc trở nên tồi tệ hơn thì bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc giúp tăng tốc độ chữa lành.

Bài viết liên quan: Nguyên nhân và cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh

3. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Mụn trứng cá là bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh thường gặp thứ ba mà chúng tôi muốn nhắc đến trong bài viết này. Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là những mụn đầu trắng nhỏ li ti hoặc một số mụn nhọt trên mặt trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị mụn trứng cá

Trẻ bị mụn trứng cá là do hormone truyền từ mẹ sang trẻ trước khi sinh kết hợp với dầu thừa gây bít tắc.

Chăm sóc trẻ bị mụn trứng cá tại nhà

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường sẽ tự khỏi trong vòng 3 tháng mà không cần điều trị hay bôi bất kể loại thuốc nào. Tuy nhiên, để tránh da trẻ bị tổn thương và bội nhiễm, bạn cần giữ cho các nốt mụn trứng cá không bị vỡ ra, không nên dùng xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh, không nên chà xát vì sẽ khiến tình trạng thêm trầm trọng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ: khi các nốt mụn trứng cá trên mặt trẻ bắt đầu bị viêm thì bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ.

Benh-ngoai-da-o-tre-1
Benh-ngoai-da-o-tre-1

4. Chốc lở

Một bệnh ngoài da ở trẻ nữa cần được nhắc đến chính là bệnh chốc lở. Trẻ bị chốc lở sẽ xuất hiện các cụm mụn nước hoặc mụn có màu đỏ và chúng sẽ chảy dịch tạo thành các lớp vảy màu vàng.

Trẻ thường bị chốc lở trên đầu, mũi, miệng hoặc các khu vực khác không mặc quần áo.

Nguyên nhân chốc lở ở trẻ

Trẻ bị chốc lở là do liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn xâm nhập thông qua các vết trầy xước hoặc vết cắn của côn trùng. Tuy nhiên chốc lở có thể lây truyền giữa các bộ phận trên cơ thể.

Chăm sóc tại nhà cho trẻ bị chốc lở

Đối với bệnh chốc lở, bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ khám để được kê thuốc mỡ kháng sinh và hướng dẫn cách chăm sóc. Thuốc kháng sinh sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị tổn thương. Nếu bệnh lan nhanh, bác sĩ sẽ cho trẻ uống thêm kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Bệnh ngoài da ở trẻ từ 4 – 8 tuổi

1. Thủy đậu

Khi trẻ lớn lên sẽ có nguy cơ mắc thêm một số bệnh ngoài da khác. Thủy đậu là căn bệnh ngoài da khá phổ biến mặc dù bệnh đã có vaccine chủng ngừa. Trẻ bị thủy đậu thường sốt nhẹ, ho, sổ mũi như cảm cúm nhưng có thêm các đốm đỏ hoặc mụn nước trên khắp cơ thể.

 

Benh-ngoai-da-o-tre-2
Benh-ngoai-da-o-tre-2
Nguyên nhân trẻ bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu do virus thủy đậu lây qua không khí hoặc qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Bệnh dễ lây nhất trong thời gian 24 – 48 giờ trước khi xuất hiện phát ban.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà

Trẻ bị thủy đậu cần được điều trị nên bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh. Bác sĩ sẽ kê thuốc hạ sốt, giảm đau và thuốc bôi nếu cần thiết. Trước khi các nốt mụn nước đóng vảy và lành lặn, bạn không nên đưa trẻ ra ngoài vì sẽ lây truyền virus cho người khác. Nếu sau 1 tuần điều trị bệnh không có dấu hiệu suy giảm hoặc trẻ sốt cao, các nốt phát ban bị nhiễm trùng, trẻ khó thở thì bạn nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất.

Để phòng ngừa thủy đậu, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi tiêm phòng. Vaccine giúp ngăn ngừa virus và làm giảm thời gian, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

2. Nổi mề đay

Bệnh ngoài da ở trẻ tiếp theo được kể đến là mề đay. Mề đay là các vết hằn đỏ nổi lên trên bề mặt da và thường xuất hiện khi trẻ chạm phải hoặc ăn phải những thứ khiến trẻ bị dị ứng. Mề đay có thể nói là biểu hiện dễ thấy của các phản ứng dị ứng. Các yếu tố gây dị ứng có thể là: thực phẩm, căng thẳng, thời tiết, phấn hoa, ánh nắng mặt trời, bụi, khói….

  • Nguyên nhân trẻ bị mề đay chính là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng. Khi các tế bào miễn dịch tưởng nhầm các yếu tố gây dị ứng là kẻ thù và tấn công mặc dù chúng có thể vô hại.
  • Chăm sóc tại nhà cho trẻ bị dị ứng: để chữa mề đay, trước tiên bạn cần loại bỏ các yếu tố gây phản ứng dị ứng và cho trẻ uống thuốc kháng histamin theo chỉ dẫn. Thuốc giúp giảm ngứa đồng thời tránh sưng tấy.
  • Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ: nếu trẻ bị nổi mề đay kèm theo triệu chứng khó thở, bạn cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

 

Benh-ngoai-da-o-tre-3
Benh-ngoai-da-o-tre-3

3. Mụn cóc

Mụn cóc có thể được coi là bệnh ngoài da ở trẻ với những khối u hình vòm có mà da và nó cứng như những vết chai, có thể có một chấm sẫm màu ở chính giữa. Mụn cóc chủ yếu xuất hiện ở bàn tay, bàn chân của trẻ. Thi thoảng mặt trẻ cũng có mụn cóc.

  • Nguyên nhân mụn cóc: mụn có là do một số loại virus và có thể lây truyền giữa các bộ phận trên cơ thể.
  • Chăm sóc trẻ bị mụn cóc tại nhà: để tránh khu vực da bị mụn cóc nhiễm trùng, bạn nên sử dụng miếng băng để che đi. Bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được chỉ dẫn cách loại bỏ mụn cóc cho trẻ.

Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông

 

Rate this post