Trong y học cổ truyền, ngải cứu được sử dụng sau khi được đun, nấu hay sắc. Và ngải cứu cũng là một thành phần không thể thiếu trong nước tắm thảo dược Diệp An Nhi. Vậy công dụng của ngải cứu có gì đặc biệt khiến nó vừa là một món ăn bổ dưỡng lại vừa là bài thuốc quý giá.
Mục lục
Công dụng của ngải cứu
Theo nghiên cứu của đông y, ngải cứu giúp tăng cường tuần hoàn máu, giúp cơ thể ấm hơn và giúp bạn có thêm năng lượng sống.
Ngải cứu cũng có khả năng điều trị viêm và hỗ trợ điều trị ung thư. Hơn nữa, hương thơm của ngải cứu tác động và cải thiện hệ thống thần kinh tự chủ, giúp bạn cảm thấy toàn cơ thể được thư giãn.
Công dụng của ngải cứu không chỉ có vậy, nó còn ảnh hưởng đến kỳ kinh của phụ nữ.
Ngải cứu có thể làm chậm kinh của bạn và nó có thể khiến bạn bị sảy thai.
Chính vì vậy mà phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng không nên sử dụng loại thảo dược này.
Trong ngành y học thảo dược Âu Mỹ, ngải có công dụng điều trị các bệnh về dạ dày và đường ruột như: đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, đau đầu, chảy máu cam, ớn lạnh, sốt, vấn đề liên quan đến thần kinh, mất ngủ.
Có một vài nghiên cứu ngải cứu có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm.
Tác dụng phụ của ngải cứu
Ngải cứu là thảo dược với nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên ngoài công dụng của ngải cứu, chúng ta cần hiểu rõ về tác dụng phụ của nó cũng như các loại dược liệu khác để hạn chế ảnh hưởng.
Ngải cứu có thể gây ra các phản ứng dị ứng với những người có cơ địa dị ứng. Chính vì thế nó có thể gây ra viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm da tiếp xúc hoặc phát ban, mề đay cho ai có tiền sử dị ứng.
Một số người bị dị ứng với các thực phẩm sau đây cũng không nên sử dụng ngải cứu: quả đào, quả táo, rau cần tây, cà rốt, hoa hướng dương…
Cách sử dụng để hưởng lợi từ công dụng của ngải cứu
Ngải cứu thường được sử dụng ở dưới dạng: lá khô, dịch chiết, rượu thuốc, trà, thuốc, thực phẩm chức năng.
Ngải cứu được sử dụng trong các món ăn
Ở Việt Nam, nổi tiếng nhất vẫn là món trứng tráng trộn ngải cứu và món lẩu gà với rau ngải cứu. Đây là hai món ăn bổ dưỡng được nhiều người yêu thích.
Còn ở các nước phương tây, ngải cứu được dùng làm hương liệu cho cá, thịt, món ngỗng trong đêm Giáng sinh của người Đức. Tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ngải cứu được sử dụng trong các món tráng miệng và một số loại bánh gạo, bánh kếp, súp và salad.
Ngải cứu từ lâu đời đã được sử dụng để làm thuốc và thực phẩm, giúp cơ thể giảm mệt mỏi.
Tuy nhiên, đây là một loại thảo dược nên trước khi bạn muốn tẩm bổ cho cơ thể, hãy tìm hiểu thật kỹ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Công dụng của ngải cứu với làn da
Ngải cứu tình cờ có mối liên hệ với nữ thần xinh đẹp Artemis của Hy Lạp và giờ nó là một nguyên liệu tuyệt vời cho làn da khô, bị kích ứng.
Ngải cứu với khả năng kháng khuẩn, chống nấm và bảo vệ da nên ngoài việc được sử dụng như một món ăn bổ dưỡng, ngải cứu còn có tác dụng diệt vi khuẩn trên da và chống lại mụn một cách tự nhiên.
- Tại Hàn Quốc, ngải cứu đã được nghiên cứu và trở thành nguyên liệu trong các sản phẩm làm đẹp để làm dịu và điều trị cho làn da nhạy cảm cũng như da bị mụn.
Cách tắm lá Ngải cứu cho trẻ?
- Nhớ đặc tính làm dịu da, kháng viêm, ngải cứu có tác dụng tuyệt vời khi làm dịu làn da khô, và làn da bị kích ứng và các vết mẩn đỏ trên da.
- Nhờ thế, thảo dược này đã trở thành phương pháp điều trị ngoài da cho bệnh chàm da và bệnh vẩy nến.
- Điều đặc biệt hơn, nhiều thử nghiệm cho thấy ngải cứu có khả năng làm mềm mượt da nhờ lượng vitamin E và là một chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp ngăn ngừa làn da bị tổn thương do tia cực tím cũng như là chất tái tạo collagen, giảm nếp nhăn, cho bạn làn da rạng rỡ hơn.
- Vì đã được chứng minh là giúp giảm viêm nên ngải cứu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và điều trị các loại mụn, đặc biệt là mụn đỏ, mụn bọc.
Cho dù bạn đang sở hữu làn da khô hay bị kích ứng, hoặc bạn muốn có làn da trắng sáng hơn, không còn mụn và mẩn đỏ thì chắc chắn những sản phẩm chăm sóc da từ ngải cứu sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về da.
Công dụng của ngải cứu trong nước tắm thảo dược Diệp An Nhi
Với rất nhiều công dụng cho làn da, ngải cứu trở thành một yếu tố không thể thiếu trong Diệp An Nhi và có vai trò quan trọng để điều trị và ngăn ngừa các bệnh ngoài da của trẻ.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da mỏng manh, nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên gặp phải nhiều vấn đề về da như: rôm sảy, mụn nhọt, hăm tã, chàm, khô da ….
Tuy nhiên, nếu bạn tắm cho trẻ hàng ngày với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi chứa dịch chiết ngải cứu, làn da trẻ sẽ được bảo vệ nhờ công dụng của ngải cứu và các loại thảo dược khác.
Ngải cứu sẽ giúp da trẻ ẩm mượt, mịn màng, tránh khô da. Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm giúp da trẻ không bị mụn nhọt, mẩn ngứa.
Trong các trường hợp trẻ bị chàm sữa, tắm bằng Diệp An Nhi sẽ giúp làm dịu da, trẻ bớt ngứa và ngăn ngừa các đợt bùng phát trong tương lai.
Hướng dẫn sử dụng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi
- Bước 1: Bạn pha nước ấm vừa đủ (khoảng 38 độ C) và mực nước chỉ tới bụng của trẻ, không nên để mực nước quá sâu.
- Bước 2: Ấn vòi xịt của Diệp An Nhi theo tỷ lệ: 4 lần với 5 lít nước.
- Bước 3: Dùng tay ngoáy đều nước.
- Bước 4: Dùng khăn mềm tắm cho trẻ và không cần tráng lại.
Trong trường hợp điều trị trẻ bị mụn nhọt, nấm da, mẩn ngứa, bạn sử dụng Diệp An Nhi như sau:
- Bước 1: Pha Diệp An Nhi vào 0,5l nước ấm tương ứng 4 lần ấn vòi xịt.
- Bước 2: Ngoáy đều và dùng khăn thấm nước tắm Diệp An Nhi đã pha loãng lên vùng da trẻ bị tổn thương nhiều lần.
- Bước 3: Tắm cho trẻ với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi như hướng dẫn ở trên.
Sử dụng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn hoàn toàn yên tâm con yêu của mình sẽ có làn da khỏe mạnh và mịn màng.
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông