Tại sao lại tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh?

Ngải cứu là một loại thảo dược rất gần gũi với người Việt Nam chúng ta. Đây là một trong những bài thuốc dân gian phổ biến của cha ông để lại. Công dụng của ngải cứu đã được chứng minh qua nhiều đời nay như: phơi khô lấy nước xông hoặc tắm cho trẻ hết rôm sảy, đỡ ngứa hoặc giúp trẻ đổ mồ hôi, thải độc. Ngải cứu cũng giúp mẹ sau sinh hồi phục nhanh chóng và khỏe mạnh. Hôm nay, Diệp An Nhi sẽ nói về công dụng kỳ diệu của nước ngải cứu khi đun sôi và cùng trả lời câu hỏi tại sao lại tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh?

1. Gội đầu bằng nước ngải cứu

Không chỉ có bồ kết, nước ngải cứu cũng giúp bạn loại bỏ dầu, giảm ngứa, gàu trên da đầu và chống rụng tóc. Tại sao nước ngải cứu lại có thể làm được điều kỳ diệu này?

  • Ngải cứu có khả năng điều hòa khí huyết, kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp đả thông kinh mạch, xua tan lạnh ẩm và giảm đau, giảm ho, thúc đẩy tuần hoàn, bổ khí.
  • Nhờ tính kháng khuẩn chống viêm nên ngải cứu có tác dụng trị ngứa và trị gàu rất tốt. Điều quan trọng là nước ngải cứu sẽ không gây hại cho tóc và da đầu của bạn như các loại dầu gội từ hóa chất.
Cách gội đầu bằng nước ngải cứu
  • Bước 1: Rửa sạch lá ngải cứu và ngâm với nước muối.
  • Bước 2: Đun lá ngải cứu với một bát nước, càng đặc càng tốt.
  • Bước 3: Làm ướt da đầu và tóc với nước ngải cứu và dùng khăn hoặc mũ nilon để ủ tóc trong 10 phút cho nước ngải cứu ngấm vào da đầu.
  • Bước 3: Dùng ngón tay luồn vào chân tóc để massage da đầu đồng thời chải tóc liên tục.
  • Bước 4:Gội sạch bằng nước ấm.

Gội đầu bằng lá ngải cứu chỉ sau 1-2 lần về cơ bản bạn sẽ thấy da đầu không còn ngứa. Kiên trì gội khoảng 3-5 lần là hết gàu, kiên trì trong 3 tháng bạn sẽ có mái tóc mượt mà, óng ả và các chứng đau đầu cũng đỡ nhiều.

Lưu ý:

Thời gian đầu bạn sử dụng nước ngải cứu để gội đầu khoảng 3 lần/ tuần cho đến khi da đầu hết nhờn, hết ngứa, hết gàu thì bạn có thể gội 1-2 lần/ tuần.. Gội đầu bằng nước ngải cứu không những chăm sóc toàn bộ da đầu và tóc mà còn giúp bạn giảm đau đầu, tránh gió và cảm lạnh.

2. Tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh giúp giảm mẩn ngứa, rôm sảy

Mỗi khi đến hè, mẹ bỉm sữa và bà nội, ngoại lại lo lắng bé bị rôm sảy. Rôm sảy là hiện tượng phát ban nhiệt xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có nhiều mẹ nóng vội đã trị rôm sảy sai cách khiến tình trạng của bé không những không đỡ mà còn trở nên trầm trọng hơn.

Cách đơn giản để loại bỏ rôm sảy chính là tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh, chỉ sau 3 lần tắm mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh
  • Bước 1: Rửa sạch lá ngải cứu, ngâm nước muối và tráng lại.
  • Bước 2: Cho 30 gam ngải cứu và nước vào nồi đun sôi trong 15 phút, nước ngải cứu càng đặc càng tốt.
  • Bước 3: Sau khi nước ngải cứu nguội đến nhiệt độ thích hợp, bạn dùng khăn lau trực tiếp lên khu vực da bị rôm sảy của bé nhiều lần.
  • Bước 4: Sử dụng nước ngải cứu để tắm toàn thân cho bé.
  • Bước 5: Không nên tráng lại để ngải cứu phát huy tác dụng. Tuy nhiên, với tình trạng công nghiệp hóa, ngải cứu được

Tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh từ 3-5 lần sẽ loại bỏ được rôm sảy, các vết thương trên da như muỗi đốt, trầy xước nhẹ cũng lành lại. Vào mùa hè, dù bé không bị rôm sảy mẹ cũng có thể dùng ngải cứu đun nước để tắm cho bé, giúp đánh bay mùi mồ hôi, cho bé làn da mát mẻ và phòng ngừa cuộc ghé thăm của các chú rôm sảy.

3. Ngâm chân bằng nước ngải cứu

Người xưa đã rất chú ý đến việc chăm sóc bàn chân. Chăm sóc bàn chân sẽ giúp cho toàn bộ cơ thể, lục phủ ngũ tạng của bạn khỏe mạnh.

Cách ngâm chân bằng nước ngải cứu

Bước 1: Rửa sạch lá ngải cứu và ngâm với nước muối.

Bước 2: Lấy 50-100g ngải cứu đun sôi rồi đổ vào chậu gỗ. Sử dụng chậu gỗ để ngâm chân sẽ giúp làm ấm chân hơn việc dùng chậu kim loại. Khi nhiệt độ nước tầm 40-45 độ C, bạn có thể bắt đầu ngâm chân.

Lưu ý:

  • Khi ngâm chân, lượng nước ít nhất phải ngập toàn bộ mu bàn chân, có thể lên trên mắt cá chân. Bạn nên ngâm chân trong 30 phút, nếu nước nguội bạn có thể pha thêm một ít nước nóng và ngâm đến khi mồ hôi bắt đầu đổ ra là tốt nhất.
  • Lựa chọn thời gian ngâm chân cũng giúp tăng hiệu quả của ngải cứu với cơ thể bạn. Nếu muốn bổ thận tráng dương thì bạn nên ngâm chân vào khoảng 21h vì lúc này kinh mạch, thận và khí huyết đang yếu và sẽ nở ra khi nhiệt độ tăng lên, giúp tăng cường tuần hoàn máu. Sau một ngày mệt mỏi, cơ thể bạn sẽ được thư giãn hoàn toàn vào thời điểm này.
  • Sau khi ngâm chân, bạn có thể massage bàn chân và các đầu ngón chân để các cơ quan được xoa dịu và giảm bớt căng thẳng.

Tác dụng khác của ngải cứu

Không chỉ sử dụng nước ngải cứu để ngâm, tắm, người xưa còn dùng nhiều loại hoa và cây cỏ khác có sự tương hợp nhất định, tùy theo tình trạng sức khỏe của cơ thể.

  • Nếu bị cảm, đau nhức xương khớp, viêm phế quản thì bạn có thể thêm gừng vào nước ngải cứu.
  • Nếu bị suy giãn tĩnh mạch, viêm dây thần kinh ngoại biên thì có thể thêm cây sa nhân vào nước ngải cứu.
  • Thêm hạt tiêu giúp giảm mồ hôi chân, nấm da chân, chàm.
  • Ngoài việc ngâm tắm, bạn có thể pha trà ngải cứu để giải cảm, đặc biệt bạn có thể thêm gừng, táo đỏ để uống khi ngồi trong phòng điều hòa quá lâu.
  • Bà bầu nghén ngẩm, buồn nôn cũng có thể uống một tách trà ngải cứu để an thai.

Tắm lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh có tuyệt đối an toàn không?

Cũng bởi những tác dụng tuyệt vời của ngải cứu mà các dược sĩ tại Công ty cổ phần Dược Khoa đã không thể bỏ qua khi sản xuất nước tắm thảo dược trẻ em Diệp An Nhi. Nhờ có thành phần ngải cứu, Diệp An Nhi giúp làm ấm cơ thể bé, phòng tránh cảm lạnh và đặc biệt đập tan nỗi ám ảnh rôm sảy, giúp các mẹ bỉm sữa yên tâm mỗi khi hè về.

Việc ngâm tắm nước ngải cứu trong thời đại công nghiệp vừa mất thời gian lại không đảm bảo an toàn khi dư lượng thuốc trừ sâu và chất bảo quản quá ngưỡng cho phép. Với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi, các dịch chiết được chiết xuất cẩn thận, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn với làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông

5/5 - (1 bình chọn)