Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

Với những ai lần đầu làm mẹ, thậm chí còn rất ít khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh thì chắc hẳn không khỏi cảm thấy sợ hãi khi phải chăm sóc bé sơ sinh thật sự mỏng manh, yếu ớt. Tuy nhiên, bạn đừng quá căng thẳng,Diệp An Nhi sẽ chia sẻ cùng bạn một số mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt liên quan đến vấn đề vệ sinh cho bé. Giờ thì bạn hãy thả lỏng và nhớ một số lưu ý cơ bản dưới đây:

  • Rửa tay của bạn thật sạch sẽ trước khi tiếp xúc với em bé bởi hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu nên dễ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Hãy đảm bảo rằng tất cả những ai chăm sóc bé sơ sinh của bạn đều rửa tay sạch sẽ.
  • Nâng đỡ đầu và cổ của bé là điều tối cần thiết khi bế một em bé sơ sinh bởi xương cổ của bé còn mềm và yếu. Chính vì thế bạn cần nâng đỡ đầu của bé mỗi khi bế bé nằm hoặc đặt bé xuống giường.
  • Không được rung lắc em bé sơ sinh dù với bất kỳ mục đích gì. Việc tạo ra hoạt động rung lắc có thể gây chảy máu trong não dẫn đến tử vong. Nếu bạn cần đánh thức bé dậy để ăn, hãy búng nhẹ vào chân bé. Hoặc nếu ru bé, bạn cũng chỉ nên đi lại và vỗ mông bé, không nên lắc bé quá mạnh. Điều này thật sự rất nguy hiểm.
  • Đảm bảo em bé của bạn được ngồi an toàn trong ghế dành riêng cho trẻ sơ sinh khi đi ô tô và bạn cần đi xe thật cẩn thận khi chở bé yêu của mình.
  • Bạn cần nhớ rằng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không được phép chơi những trò chơi cảm giác mạnh như bị ném lên trên không hoặc rung lắc mạnh.

Chăm sóc trẻ sơ sinh liên quan đến khu vực đóng tã

Trước khi sinh em bé, bạn đã có thể quyết định nên dùng tã vải hay tã giấy cho bé. Bất kể bạn dùng loại tã nào, bạn cũng nhớ rằng bé sẽ làm bẩn tã khoảng trên dưới 10 lần một ngày. Chính vì thế, việc thay tã thường xuyên cho bé là điều vô cùng cần thiết để tránh hăm tã và viêm da.

Trước khi tiến hành thay tã cho bé, bạn cần đảm bảo rằng mọi thứ cần dùng đã được chuẩn bị sẵn trong tầm với như: tã sạch, dây buộc nếu sử dụng tã vải, kem chống hăm, khăn lau cho bé, một chậu nước ấm nếu cần. Ngoài ra, mẹ có thể pha một chút Diệp An Nhi vào nước ấm để lau cho bé, điều này giúp tránh hăm tã và loại bỏ những vi khuẩn có hại trên da bé.

Ngay sau mỗi lần bé đi tiêu hoặc tiểu, mẹ cần thay tã ngay cho bé. Dùng nước ấm pha với Diệp An Nhi và khăn mềm để vệ sinh khu vực đóng tã cho bé. Cần cẩn thận khi tháo tã cho bé trai cần cẩn thận vì khi này bé dễ mắc tiểu. Khi lau cho bé gái, mẹ cần lau từ trước ra sau để tránh để chất thải tiếp xúc với âm đạo, gây nhiễm khuẩn. Bạn cần nhớ rửa tay thật sạch trước và sau khi thay tã cho bé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm tã

Hăm tã cũng là một vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân hăm tã là gì? Thật ra dù bạn có giữ vệ sinh thế nào thì bé cũng vẫn có thể bị hăm tã. Tuy nhiên, nếu bạn thay tã cho bé thường xuyên và lau rửa sạch sẽ thì sẽ giảm thiểu nguy cơ hăm tã rất nhiều. Hăm tã là những phát ban đỏ kèm theo mụn nổi lên ở quanh khu vực đóng tã như: bẹn, mông, khe mông và phần da đùi tiếp xúc với tã và do da bé tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu.

Chăm sóc và phòng tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh
  • Thường xuyên thay tã cho bé càng sớm càng tốt sau khi bé xả thải, nếu bé không đi tiêu tiểu, bạn cũng cần thay tã định kỳ cho bé (2-3 tiếng/ lần).
  • Làm sạch khu vực đóng tã cho bé thật nhẹ nhàng bằng khăn ẩm và nước ấm pha Diệp An Nhi để loại bỏ chất thải cũng như vi khuẩn có hại cho da bé. Thoa kem chống hăm cho bé như kem nano bạc Agrin.
  • Nếu bé dùng tã vải, bạn cần giặt tã sạch sẽ với nước giặt dịu nhẹ, không có hương thơm tổng hợp, không gây kích ứng da bé.
  • Không nên cho bé ăn quá nhiều trong một ngày.
  • Nếu sau khi được chăm sóc mà tình trạng hăm tã của bé vẫn kéo dài hơn 3 ngày hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Kiến thức cơ bản về tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho bé sơ sinh là điều không hề dễ dàng đối với những bà mẹ sinh con đầu lòng. Tuy nhiên, bạn không cần quá căng thẳng, tắm cho bé cũng không quá khó, chỉ cần bạn nhớ một vài điều quan trọng dưới đây:

  • Tắm bằng bọt biển (hay rửa ráy cho bé): khi rốn của bé chưa rụng và khô hoàn toàn, hoặc khi vết cắt bao quy đầu của bé trai chưa lành lại thì bạn nên tắm cho bé bằng bọt biển để tránh nước tiếp xúc với khu vực rốn hoặc bao quy đầu sẽ gây nhiễm trùng. Tắm bằng bọt biển hay bằng khăn ấm là cách lau người nhẹ nhàng cho bé với Diệp An Nhi pha loãng với nước ấm thay vì đặt bé vào chậu nước tắm.
  • Trong năm đầu tiên, các mẹ thường thắc mắc “tắm cho bé bao nhiêu lần một tuần”. Câu trả lời là bạn nên tắm cho bé 2 – 3 lần một tuần trong năm đầu tiên bởi tắm thường xuyên và tiếp xúc lâu với nước sẽ khiến da bé bị khô. Tốt nhất bạn nên tắm cho bé bằng bọt biển giữa những lần tắm thông thường và nhớ tắm cho bé với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi có chứa thành phần dưỡng ẩm sâu từ bên trong Aquaxyl.

Chuẩn bị tắm bé

Bạn cần có một số vật dụng cần chuẩn bị sẵn trong tầm với của bạn khi tắm cho bé như: một chiếc khăn mềm và sạch; một chiếc khăn tắm to; một lọ nước tắm thảo dược Diệp An Nhi hoặc sữa tắm dịu nhẹ, tã sạch, bộ quần áo sạch và một chậu nước ấm với nhiệt độ khoảng 37,38 độ C.

Hướng dẫn tắm bé bằng chậu tắm riêng

Khi tắm cho bé với chiếc chậu tắm riêng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn cần lựa chọn một bề mặt phẳng, an toàn và trong phòng ấm, kín gió để đặt chậu. Đa phần chúng ta hay tắm cho bé ngay trong phòng ngủ của bé.

  • Bạn tiến hành pha nước ấm cho bé trước khi cởi bỏ quần áo. Nước tắm cho bé chỉ cần sâu từ 5 – 7 cm, không cần quá nhiều. Nước tắm sâu quá sẽ làm tăng nguy cơ đuối nước ở trẻ sơ sinh. Bạn cần thử nhiệt độ nước bằng nhiệt kế hoặc khuỷu tay để đảm bảo nước không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Lau mặt cho bé nhẹ nhàng bằng khăn với nước và bắt đầu một bên mắt từ trong ra ngoài và lau mắt còn lại với phần khăn sạch khác. Sau đó bạn giặt khăn và lau sạch mũi, tai của bé cùng toàn bộ phần còn lại của mặt.
  • Sau khi lau mặt, bạn cởi bỏ quần áo của bé và tắm cho bé trước khi gội đầu để tránh làm bé bị lạnh.
  • Khi đã cởi quần áo của bé, bạn cần đặt bé xuống nước ngay lập tức để giữ ấm cơ thể bé, tránh bị lạnh. Dùng một tay của bạn để đỡ đầu và cổ của bé, tay kia đỡ mông bé đặt xuống chậu và hướng chân bé về phía trước. Lúc này bạn sẽ thấy mực nước chỉ đến ngang ngực bé. Bạn tắm cho bé từ cổ đến ngực, tay, nách, và các vùng xung quanh. Chú ý vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục và khu vực da có nếp gấp của bé. Tắm xong cho bé, bạn cần quấn bé bằng khăn tắm to để giữ ấm cho bé, sau đó sẽ tiến hành gội đầu.
  • Dùng khăn nhẹ nhàng thấm nước lên tóc và da dầu của bé rồi nhẹ nhàng lau quanh trán và xoa bóp da đầu bé. Nếu bạn dùng dầu gội đầu có bọt thì cần tráng thật sạch để tránh gây kích ứng hoặc làm khô da đầu và tóc của bé. Cần cẩn thận để nước và dầu gội không dính vào mắt bé. Tuy nhiên, bạn có thể dùng nước tắm gội thảo dược Diệp An Nhi để vừa tắm vừa gội cho bé mà không lo bé bị cay mắt.
  • Trong quá trình tắm cho bé, bạn cần nhớ thường xuyên dội nước lên cơ thể bé để bé không bị lạnh.
  • Tuyệt đối không để trẻ một mình trong khi tắm dù với bất kể hoàn cảnh nào. Nếu bạn có việc cần thiết phải rời khỏi phòng tắm, hãy quấn bé vào khăn và bế bé theo.

Bài viết liên quan: Cách tắm bé sơ sinh – 10 bước đơn giản

Cắt bao quy đầu

Bé trai thường sẽ được xử lý cắt bao quy đầu càng sớm càng tốt và cần được chăm sóc cẩn thận. Hãy vệ sinh nhẹ nhàng đầu dương vật bằng nước ấm mỗi khi bạn thay gạc hoặc thay tã. Nếu thấy có tình trạng sưng tấy, bạn cần đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám ngay lập tức.

Chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn cho bé cũng rất quan trọng. Tốt nhất là bạn chỉ cần bôi betadine nhẹ nhàng để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giữ cho khu vực rốn bé được khô ráo cho đến khi cuống rốn rụng và lành lại. Gốc dây rốn sẽ đổi màu từ vàng sang nâu hoặc đen cho đến khi cuống rốn rụng, nên bạn không cần phải lo lắng nếu thấy cuống rốn bé đổi màu.

Dưỡng ẩm da trẻ sơ sinh

Làn da trẻ sơ sinh không tự nhiên mịn màng và khỏe mạnh để người lớn chúng ta phải ao ước. Để bé có làn da mềm mại, mướt mịn, bạn cần chú ý dưỡng ẩm da bé với một số mẹo sau:

  • Không nên tắm bé quá nhiều.
  • Không nên tắm bé bằng nước quá nóng.
  • Không nên tắm bé bằng sản phẩm tắm gội chứa chất tẩy mạnh. Bạn nên lựa chọn nước tắm thảo dược dịu nhẹ để giúp giữ ẩm cho da bé. Đặc biệt, Diệp An Nhi còn chứa thành phần Aquaxyl, công nghệ dưỡng ẩm tiên tiến từ thiên nhiên đã được cấp bằng sáng chế của Hoa Kỳ.
  • Không nên chà xát da bé.
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho bé ngay sau khi bé tắm xong để giúp khóa ẩm da bé. Đối với một số bé bị chàm sữa, kem dưỡng ẩm cần được bôi quanh năm, ngay cả khi da bé đang không trong đợt bùng phát.
  • Không đưa bé ra ngoài trời nắng, đặc biệt trong khung giờ từ 10h – 16h để tránh tia UV. Nếu bạn đưa bé ra ngoài, nhớ chống nắng cho bé bằng cách đội mũ, mặc áo dài tay và cố gắng để bé trong bóng râm.
  • Nếu bạn bật điều hòa không khí hoặc máy sưởi, bạn cần sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm, tránh làm khô da bé.
  • Mùa hè nắng nóng, bạn cần cho bé bú nhiều hơn bình thường để giúp giữ nước.

Trên đây là một số trong nhiều lưu ý mà bạn cần quan tâm khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Bạn hãy đọc tiếp những bài viết của Diệp An Nhi để có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé yêu của mình!

Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông

 

 

Rate this post