Rôm sảy thường được gọi là ban nhiệt. Đây là một loại phát ban khiến da chuyển sang màu đỏ, kèm theo cảm giác nóng, châm chích hoặc kim châm. Rôm sảy xuất hiện đa phần do bé tiếp xúc với nhiệt độ ấm và thường sẽ tự khỏi sau vài ngày. Có một số phương pháp điều trị đơn giản để giúp bé giảm các triệu chứng nhưng nếu tình trạng bệnh của bé nghiêm trọng hơn thì mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ.
Các triệu chứng của rôm sảy ở trẻ em
Các triệu chứng của rôm sảy rất dễ nhận biết. Đó là những nốt mẩn đỏ li ti và ngứa trên vùng da tiếp xúc với nhiệt và mồ hôi lâu ngày. Đôi khi các mụn đỏ có thể phát triển thành một loạt các mụn nước nhỏ. Khi phát ban tiến triển, các vết sưng tấy hoặc mụn nước khi bị sưng lên, bị kích ứng hoặc ngứa và đỏ hơn.
Trẻ em và trẻ sơ sinh có thể bị rôm sảy ở bẹn, cổ và mặt. Phát ban có thể gây khó chịu nhưng nó thường sẽ tự biến mất. Tắm nước mát có thể giúp bé giảm bớt các triệu chứng.
Rôm sảy có thể lây lan trên cơ thể, nhưng không lây từ trẻ này sang trẻ khác.
Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy
Khi tiếp xúc với nhiệt, cơ thể sẽ kích hoạt các tuyến mồ hôi để tạo ra mồ hôi trên da. Sau đó, khi mồ hôi bay hơi sẽ làm cho da mát mẻ. Tuy nhiên, nếu cơ thể nóng quá (thường vào mùa hè), việc tiết mồ hôi liên tục sẽ làm cho các tuyến mồ hôi bị quá tải. Điều này có thể khiến các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn, giữ mồ hôi ở các lớp sâu của da. Mồ hôi bị mắc kẹt này gây kích ứng da, phản ứng lại bằng cách phát ban.
Rôm sảy có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Các tuyến mồ hôi đang phát triển ở trẻ nhỏ kém đàn hồi hơn và có thể dễ bị tắc. Ngoài ra, cơ thể của trẻ chưa quen với việc thích nghi với nhiệt độ thay đổi nhanh chóng.
Khi trẻ vận động nhiều vào mùa hè, mồ hôi sẽ ra nhiều hơn, nếu mẹ không giữ cho cơ thể bé khô thoáng sẽ làm xuất hiện rôm sảy.
Ngoài ra một số loại thuốc cũng có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bất kỳ loại thuốc nào làm tăng nhiệt độ cơ thể hoặc thay đổi chức năng của tuyến mồ hôi đều có thể làm tăng nguy cơ bị rôm sảy.
Cách chữa rôm sảy cho bé như thế nào ?
Rôm sảy là một bệnh không nguy hiểm và thường sẽ tự khỏi, nhưng nó gây ngứa khiến trẻ bứt rứt khó chịu và không ngủ ngon giấc. Điều này ảnh hưởng tới sinh hoạt của trẻ. Trẻ mệt mỏi, lười ăn, nếu kéo dài sẽ sút cân.
Vậy nên nếu trẻ bị rôm sảy nhẹ, mẹ có thể sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà. Nhưng nếu bé có biểu hiện bệnh nặng, mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ.
Điều trị rôm sảy bao giờ cũng cần hạ nhiệt nhanh chóng để bé tránh đổ thêm mồ hôi.
Một số biện pháp giúp mẹ chữa rôm sảy cho trẻ tại nhà như:
- Mẹ nên để bé ở trong phòng mát. Cho bé tắm bằng nước mát (không lạnh) có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể và giúp thanh nhiệt nhanh hơn.
- Mẹ cần tắm cho bé thường xuyên bằng nước tắm thảo dược được bào chế từ các loại chiết xuất thảo dược có khả năng phòng ngừa và chữa rôm sảy như chè xanh, sài đất. Ngoài ra, nước tắm thảo dược chứa nano berberin có thể sẽ giúp bé kháng khuẩn, kháng nấm trong trường hợp da bị tổn thương.
- Mẹ có thể sử dụng kem bôi nano bạc để làm dịu và sát trùng da bé.
Tuy nhiên, mẹ lưu ý lựa chọn các sản phẩm có uy tín và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Phòng ngừa rôm sảy ở trẻ
Ngăn mồ hôi bị giữ lại trên da là một bước quan trọng để tránh rôm sảy cho trẻ. Mẹ tránh sử dụng các sản phẩm có chứa dầu nặng hoặc dầu khoáng để chăm sóc da bé vì nó có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và tuyến mồ hôi, điều này có thể góp phần gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa.
- Mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi vừa vặn làm từ sợi tự nhiên, chẳng hạn như vải lanh, bông và sợi gai dầu, có thể làm giảm lượng mồ hôi bị giữ lại trên da.
- Mẹ đừng quên cởi bỏ quần áo thấm mồ hôi để tránh mồ hôi bị giữ lại trên da. Thường xuyên tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược để rửa sạch mồ hôi và thay quần áo sạch sẽ có thể ngăn ngừa rôm sảy. Nước tắm thảo dược Diệp An Nhi chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời của mẹ bởi thành phần thảo dược từ thiên nhiên giúp làm mát cơ thể, ngăn gừa rôm sảy, mụn nhọt, hăm tã và cá bệnh ngoài da khác ở trẻ em.
- Vào mùa hè, mẹ nên cho bé chơi ở môi trường mát mẻ, tránh khu vực nóng và ẩm ướt có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng.
Khi nào mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ
Rôm sảy là một tình trạng phổ biến thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Thực hiện các bước để ngăn ngừa rôm sảy là cách tốt nhất để mẹ tránh phiền toái này cho bé.
Khi da bắt đầu xuất hiện, bạn có thể thực hiện một vài bước nhanh chóng để hạ nhiệt độ cơ thể và ngăn tiết mồ hôi. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào khác của đột quỵ do nhiệt hoặc kiệt sức có thể giúp ngăn ngừa vấn đề nghiêm trọng hơn.
Nếu các triệu chứng của ngứa nhiệt kéo dài hoặc phát ban của bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng, mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ da liễu để được khám và điều trị theo chỉ dẫn.
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông