Làn da của trẻ thay đổi từng ngày từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ đến khi được sinh ra. Môi trường thay đổi khiến làn da trẻ khô hơn và có biểu hiện bong tróc và dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng quá, Diệp An Nhi đã tổng hợp giúp mẹ các cách chăm sóc da trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Bạn hãy đọc tiếp bài viết của chúng tôi nhé!
Mục lục
Đặc điểm làn da của trẻ sơ sinh
Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc da trẻ sơ sinh hàng ngày, chúng ta cần hiểu rõ về làn da của trẻ sơ sinh khác da của người lớn như thế nào. Da của trẻ thường có độ PH lớn hơn da của chúng ta và mất một thời gian độ pH mới giống như người lớn. Vì thế mà da trẻ mỏng manh hơn rất nhiều lần so với da người lớn và cần được cung cấp nhiều độ ẩm.
Tuy nhiên, mức độ thích nghi và mềm mại của da phụ thuộc vào thời điểm trẻ được sinh ra. Đa phần trẻ sinh non da sẽ khô hơn trẻ sinh đúng tuần tuổi bởi hàng rào bảo vệ da chưa phát triển hoàn toàn. Lớp sáp dưỡng ẩm da tự nhiên vernix sẽ dần mất đi nên mẹ cần có những tác động tích cực để tăng cường độ ẩm cho da trẻ.
Chính bởi sự nhạy cảm và yếu ớt nên da của trẻ dễ gặp phải các tình trạng viêm nhiễm do virus, vi khuẩn, nấm như: hăm tã, chàm, rôm sảy, mụn nhọt, viêm da…Mặc dù đôi khi bệnh gây đau đớn, ngứa ngáy hoặc khó chịu nhưng chúng hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Các bạn đừng dừng lại, hãy đọc tiếp bài viết này để tìm hiểu về một số bệnh ngoài da phổ biến để có cách chăm sóc da trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.
Các vấn đề về da thường gặp và cách chăm sóc da trẻ sơ sinh
Da khô
Da khô là vấn đề đầu tiên mà trẻ sơ sinh gặp phải sau khi chào đời. Bạn sẽ thấy da trẻ bong tróc và lo lắng nhưng như đã nói ở trên, hiện tượng này hết sức bình thường và nó cũng là tất yếu khi da trẻ điều chỉnh để thích nghi với môi trường bên ngoài.
Trẻ có thể bị bong tróc da ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân nhưng sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn mà mẹ không cần điều trị. Nhưng nếu tình trạng da bong tróc không tự hết thì mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách chăm sóc da trẻ sơ sinh phù hợp với tình trạng của con.
Tuy nhiên, để giữ cho da trẻ luôn mềm mại và giảm bong tróc, bạn có thể thoa kem dưỡng da dành riêng cho trẻ sơ sinh.
Chàm sữa
Chàm sữa là tình trạng viêm da dị ứng xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường chấm dứt khi trẻ 4 tuổi. Trong trường hợp trẻ không khỏi bệnh có thể sẽ phát triển thành viêm da cơ địa, ảnh hưởng đến da trẻ suốt cuộc đời.
Biểu hiện của bệnh chàm là những mảng da khô có màu đỏ, gây đau đớn và ngứa ngáy cho trẻ. Vào thời điểm bệnh bùng phát, trẻ thậm chí ngứa không chịu nổi, gãi chảy máu dẫn đến nhiễm trùng cũng như những vấn đề sức khỏe khác.
Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị chàm phức tạp hơn tình trạng khô da và cần mẹ chú ý đến những yếu tố nguy cơ khiến bệnh bùng phát. Bệnh chàm sữa không được chữa khỏi bằng thuốc mà chỉ có thể chăm sóc để giảm triệu chứng cũng như phòng ngừa tái phát.
Dưới đây là cách chăm sóc da trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm sữa:
- Tìm hiểu và ghi lại thời điểm, các yếu tố gây bùng phát chàm sữa để giúp trẻ tránh tiếp xúc trong tương lai.
- Tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi lành tính với các loại dược liệu tự nhiên không những giảm nguy cơ kích ứng, dị ứng da trẻ mà còn ngăn ngừa sự tấn công của các vi sinh vật gây hại trên da. Mặt khác, thành phần Nano Berberin được coi như một loại kháng sinh tự nhiên sẽ giúp giảm nguy cơ bội nhiễm khi các đợt bùng phát chàm sữa diễn ra đồng thời làm dịu da trẻ.
- Tắm cho trẻ bằng nước ấm ở nhiệt độ tối đa 37-38 độ C và không nên tắm quá nhiều, quá lâu. Việc ngâm mình trong nước, đặc biệt là nước nóng sẽ là mất đi lớp dầu tự nhiên trên da khiến da trẻ bị khô, mất nước.
- Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm cho trẻ để khóa ẩm và cấp ẩm tức thì cho da trẻ.
- Thoa thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu tình trạng chàm sữa của trẻ nghiêm trọng.
- Giúp trẻ hạn chế gãi bằng một số cách sau: cắt ngắn móng tay cho trẻ, đeo bao tay cho trẻ, đánh lạc hướng trẻ bằng những hoạt động khác mỗi khi trẻ muốn gãi.
- Gãi vừa không giúp trẻ dễ chịu hơn vừa tăng nguy cơ trầy xước da dẫn đến nhiễm trùng khiến tình trạng da chàm của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Kiểm soát hành động gãi của trẻ sẽ giúp rút ngắn thời gian bùng phát của bệnh chàm và da trẻ được chữa lành nhanh chóng.
- Lựa chọn những bộ quần áo từ chất vải mềm mại, thoáng khí, tuyệt đối tránh cho trẻ mặc quần áo len, đặc biệt vào ban đêm vì len gây kích ứng da và khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy.
- Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị chàm, hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác và nhận những lời khuyên về cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị chàm.
Nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng nấm men thường xảy ra tại các nếp gấp trên da như: khu vực đóng tã hoặc trên cổ, nách và da có màu đỏ, có thể có mủ.
Môi trường ẩm ướt của khu vực đóng tã hoặc những vùng da đổ nhiều mồ hôi tạo điều kiện cho nấm phát triển. Nhiễm nấm dễ bị nhầm lẫn với hăm tã nhưng bạn có thể phân biệt được bằng một số dấu hiệu sau:
- Hăm tã thường sẽ khỏi trong 3 ngày nếu khu vực da bị tổn thương được làm sạch và giữ khô thoáng còn nhiễm trùng nấm men thì cần thuốc điều trị nấm.
- Biểu hiện của nhiễm trùng nấm men là các nốt đỏ nhỏ dính vào nhau, hăm tã là những vùng da đỏ phẳng, khô.
Dù bạn chọn cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nấm men như nào cũng cần sự kiên trì vì bệnh sẽ thuyên giảm trong hai tuần chứ không khỏi nhanh như hăm tã. Cùng với việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ da của trẻ, thay tã và lau mồ hôi thường xuyên để loại bỏ môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
Tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi là một trong những cách chăm sóc da trẻ sơ sinh hiệu quả nhất để phòng ngừa và hỗ trợ tình trạng nhiễm trùng nấm men. Các loại thảo dược tự nhiên như sài đất, kim ngân, chè xanh giúp da trẻ luôn mát mẻ, khô thoáng tự nhiên.
Hăm tã
Hăm tã trông có vẻ giống nhiễm trùng nấm men và cũng xuất hiện tại những khu vực có nếp gấp trên da nhưng nguyên nhân là do da trẻ bị kích ứng hoặc dị ứng với nước tiểu, phân, mồ hôi hoặc tã.
Hăm tã hay nhiễm trùng nấm men cũng đều khiến trẻ đau đớn và quấy khóc. Chính vì thế mẹ cần biết cách chăm sóc da trẻ sơ sinh để ngăn ngừa và loại bỏ hăm tã:
- Thay tã cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiêu tiểu để hạn chế thời gian da trẻ tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân.
- Rửa ráy sạch sẽ khu vực đóng tã cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm và giúp da trẻ mát mẻ.
- Sử dụng tã mềm mại, không gây kích ứng.
- Để cho da trẻ được thở bằng cách không đóng tã trong một khoảng thời gian nhất định.
- Lau mồ hôi cho trẻ thường xuyên để tránh hăm ở những vùng da có nếp gấp khác.
Viêm da tiết bã (cứt trâu)
Chúng ta quá quen với cụm từ “cứt trâu” khi nói về mảng phát ban nhờn màu vàng hoặc nâu xuất hiện trên đầu, lông mày và mặt của trẻ. Cứt trâu thật ra là hiện tượng viêm da tiết bã do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Tình trạng viêm da tiết bã không gây hại tới sức khỏe của trẻ nhưng bạn có thể ngăn chặn nó lây lan bằng cách chăm sóc da trẻ sơ sinh như sau:
- Sử dụng dầu massage dành riêng cho trẻ sơ sinh để thoa lên đầu và massage trước khi trẻ ngủ.
- Sáng hôm sau bạn sử dụng bàn chải mềm để loại bỏ nhẹ nhàng các mảng bám trên da. Bạn cần hết sức cẩn thận vì da trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, dễ bị kích ứng hoặc trầy xước khi có tác động từ bên ngoài.
- Tắm gội sạch sẽ cho trẻ bằng nước tắm thảo dược cho bé Diệp An Nhi để loại bỏ cứt trâu và đây cũng là cách chăm sóc da trẻ sơ sinh đơn giản nhất.
Rôm sảy
Rôm sảy hay còn gọi là phát ban nhiệt là tình trạng da của trẻ xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu đỏ khi da tiếp xúc quá lâu với mồ hôi. Rôm sảy thường xảy ra tại những vùng da có nếp gấp hoặc những nơi có ma sát như: lưng, bụng, cổ, đầu gối, nách, đùi trong….
Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị rôm sảy khá đơn giản nhưng nếu mẹ không cẩn thận, rôm sảy sẽ tái phát liên tục khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu.
Dưới đây là cách chăm sóc da trẻ sơ sinh bị rôm sảy mà Diệp An Nhi muốn lưu ý với mẹ:
- Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ khô ráo bằng cách cho trẻ mặc những bộ quần áo thấm hút tốt, rộng rãi; để trẻ ngủ hoặc chơi tại nơi mát mẻ; tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước tắm chống rôm sảy Diệp An Nhi từ thảo dược tự nhiên.
- Luôn chú ý lau mồ hôi cho trẻ.
- Mùa hè mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn, mẹ cũng hạn chế ăn những thức ăn nóng vì có thể sẽ tiết ra sữa khiến trẻ bị rôm sảy.
Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh khỏe mạnh
Sau khi đã tìm hiểu về đặc điểm làn da và các vấn đề về da ở trẻ sơ sinh, hẳn bạn sẽ băn khoăn không biết phải làm sao để con yêu của mình có làn da khỏe mạnh.
Diệp An Nhi sẽ tiết lộ với bạn cách chăm sóc da trẻ sơ sinh đầy đủ nhất, hãy tập trung nhé:
- Vì trẻ sơ sinh đóng tã gần như 24/7 nên việc lựa chọn tã dễ chịu, an toàn với làn da trẻ là điều đầu tiên cần làm. Mẹ có thể đọc thành phần trên bao bì của tã để tránh những chất có hại cho da trẻ. Nhãn hàng tã nào cũng sẽ quảng cáo về độ thấm hút và chất lượng tuyệt vời của tã nhưng sự thật không hoàn toàn đúng như vậy. Chính vì thế mẹ cần cho trẻ sử dụng thử tã và quan sát da trẻ để kịp thời thay tã khi có dấu hiệu tổn thương.
- Mẹ nhớ thay tã cho trẻ định kỳ và vệ sinh vùng đóng tã sạch sẽ.
- Bạn cần cân nhắc việc tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi hoặc sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh để không làm da trẻ bị khô và kích ứng. Các loại sữa tắm thông thường có mùi thơm và nhiều bọt khiến trẻ thích thu nhưng chúng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho làn da trẻ.
- Tắm cho trẻ bằng nước ấm và không nên tắm quá 10 phút vì nước là thủ phạm gây khô da cho cả trẻ và người lớn.
- Thoa dầu hoặc kem dưỡng da dành riêng cho trẻ sơ sinh để khóa ẩm và cấp ẩm kịp thời ngay sau khi trẻ tắm.
- Chú ý những yếu tố gây dị ứng với trẻ như: thời tiết, thực phẩm, quần áo để hạn chế nguy cơ bùng phát chàm ở trẻ có cơ địa dị ứng.
- Nếu mùa hè da trẻ dễ bị rôm sảy thì mùa đông trẻ thường bị khô da. Mẹ cần có cách chăm sóc da trẻ sơ sinh linh hoạt theo thời tiết để hạn chế những ảnh hưởng không tốt cho da. Mùa hè trẻ nên mặc quần áo thoáng mát và mùa đông trẻ cần được cung cấp thêm độ ẩm cho.
Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh không quá phức tạp phải không ạ? Tuy nhiên, bởi sự mỏng manh và nhạy cảm của làn da trẻ nên mẹ cần hết sức cẩn thận để tránh những vấn đề về da thường gặp. Diệp An Nhi mong rằng những kiến thức về cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh ở trên sẽ giúp ích cho các mẹ sinh con lần đầu và chúc em bé của mẹ có làn da khỏe mạnh, mịn màng.
Mẹ Tròn Con Vuông