Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Với những người mới lần đầu làm cha mẹ, hẳn sẽ lo ngại khi thấy những mảng da sần sùi, có vảy trên đầu của trẻ sơ sinh. Nhưng đây thường là những biểu hiện không có gì đáng lo ngại, dân gian gọi đó là “cứt trâu”. Cứt trâu là cách gọi của bệnh viêm da tiết bã nhờn, hay bệnh tăng tiết bã nhờn, nó là gàu ở người lớn và trẻ lớn.

Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ

Viêm da tiết bã nhờn là một hiện tượng tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em từ 3 tuổi, bệnh gây ra vảy trắng hoặc vàng dày trên da đầu. Một số trẻ em chỉ bị đóng vảy ở một mảng nhỏ nhưng cũng có trẻ bị đóng vảy ở khắp trên đầu.

Viêm da tiết bã nhờn có thể xảy ra trên lông mày, mí mắt, tai, nếp nhăn của mũi, sau cổ, vùng quấn tã hoặc nách. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như ở trẻ sơ sinh bị chàm hoặc da khô, cứt trâu có thể khiến da nứt nẻ, ngứa ngáy và chảy ra một ít dịch tiết màu vàng trong.

Bệnh viêm da tiết bã nhờn không lây và nó không phải do bé vệ sinh không sạch. Thường chỉ sau một thời gian, hiện tượng này sẽ biến mất. Tuy nhiên, với những bé bị viêm da tiết bã lâu hoặc nghiêm trọng hơn bình thường thì mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê cho bé thuốc bôi và dầu gội đặc trị.

Việc gội đầu hàng ngày cũng giúp làm mềm và loại bỏ vảy do bệnh gây ra. Căn bệnh này khiến bé khó chịu nhưng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé nên mẹ hãy yên tâm.

Nguyên nhân của viêm da tiết bã nhờn ở trẻ

Bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ không có nguyên nhân nào chính xác mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng đó là do dầu ở da (bã nhờn) trong các tuyến dầu và nang lông được sản xuất quá mức.

Một loại nấm men (nấm) có tên là malassezia có thể phát triển trong bã nhờn cùng với vi khuẩn và đây có thể là một yếu tố khác trong sự phát triển của bệnh viêm da tiết bã nhờn.

Tăng tiết bã nhờn xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên. Trong cả hai thời điểm này trong cuộc đời của một người, mức độ hormone cao, cũng có thể là lý do cho tình trạng này.

Ngoài ra còn một số yếu tố nhất định như thời tiết khắc nghiệt, da nhờn, hệ thống miễn dịch yếu, căng thẳng và một số bệnh về da khác khiến trẻ bị viêm da tiết bã nhờn nhiều hơn bình thường.

Các triệu chứng của viêm da tiết bã nhờn

Các mảng vẩy trên mỗi bé sẽ khác nhau. Nó có thể được nhóm lại với nhau thành chùm, hoặc nó có thể lây lan xa nhau trên cơ thể. Các khu vực bị ảnh hưởng thường sẽ có một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Các mảng hoặc lớp vảy dày (đặc biệt là trên da đầu, nhưng đôi khi trên tai, mí mắt, lông mày, mũi, cổ, bẹn hoặc nách)
  • Các mảng da nhờn, thường được bao phủ bởi vảy trắng hoặc vàng
  • Trong một số ít trường hợp, trẻ sơ sinh sẽ có làn da hơi đỏ hoặc ngứa và một số trẻ thậm chí có thể bị rụng tóc, mặc dù tóc thường mọc lại sau khi trẻ hết viêm da tiết bã nhờn.

Trường hợp nào mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh viêm da tiết bã nhờn sẽ dễ dàng được nhận biết bằng cách quan sát chúng. Tuy nhiên trong một số trường hợp dưới đây, mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ:

  • Bé đang được điều trị viêm da tiết bã nhờn lần đầu tiên
  • Bé bị tăng tiết bã nhờn ở những nơi không có tóc
  • Bé đã thử các phương pháp điều trị tại nhà mà không thành công
  • Khu vực bị ảnh hưởng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc lan ra các bộ phận lớn của cơ thể
  • Khu vực đóng vảy gây rụng tóc hoặc trở nên ngứa ngáy
  • Vùng da bị ảnh hưởng trở nên săn chắc và đỏ, bắt đầu chảy dịch hoặc cảm thấy ấm, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng
  • Bé bị suy giảm hệ thống miễn dịch và phát triển tiết bã nhờn và khó tăng cân

Xử lý vảy trên đầu bé

Mặc dù hầu hết các trường hợp viêm da tiết bã nhờn không cần điều trị nhưng bạn có thể làm mềm và loại bỏ vảy trên da đầu của bé. Bạn hãy nhẹ nhàng xoa bóp da đầu của bé bằng ngón tay của bạn hoặc khăn mặt và gội đầu cho trẻ mỗi ngày với dầu gội thảo dược dịu nhẹ dành cho những trẻ có vấn đề về da.

Nếu vảy không bong ra dễ dàng, bạn có thể xoa một lượng dầu khoáng lên da đầu bé, để ngấm vào vảy vài phút, sau đó chải và bội đầu cho bé như bình thường. Sau khi lớp vảy không còn nữa, bạn hãy gội đầu cho trẻ 2 lần/ tuần để kiểm soát bã nhờn.

Nếu việc gội đầu thường xuyên cho bé không đỡ, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ để được kê những loại dầu trị gàu đặc trị. Những loại dầu gội này có chứa các thành phần như axit salicylic, nhựa than đá, kẽm, selen và ketoconazole có thể giúp điều trị khô và bong tróc.

Đối với tình trạng tăng tiết bã nhờn trên các bộ phận khác của cơ thể, hoặc nếu con bạn có làn da bị kích ứng, bác sĩ sẽ kê các loại kem steroid như hydrocortisone.

Viêm da tiết bã nhờn có thể biến mất trong nhiều tháng và sau đó đột ngột xuất hiện trở lại, nhưng bằng cách làm theo các bước trên, bạn sẽ có thể kiểm soát nó.

Nước tắm thảo dược cho bé

Việc tiết nhiều dầu đôi khi là một cách phòng vệ để giữ ẩm khi da bị khô. Việc sử dụng sữa tắm có chất tẩy mạnh, nhiều xà phòng thường xuyên sẽ khiến da bé bị khô, bong tróc và dễ bùng phát bệnh chàm. Điều này là cơ hội để bệnh viêm da tiết bã xuất hiện.

Sử dụng nước tắm thảo dược dịu nhẹ Diệp An Nhi với thành phần dưỡng ẩm thông minh aquaxyl sẽ giúp giữ ẩm cho da bé, chăm sóc da bé luôn mịn màng. Thành phần nano berberin kháng khuẩn giúp bảo vệ da khỏi những vi khuẩn có hại, làm sạch và bảo vệ da bé một cách an toàn.

Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông

5/5 - (1 bình chọn)