Trẻ bị rôm sảy phải làm sao?

Mùa hè thật tuyệt vời với những bãi biển xanh thẳm và bờ cát trắng trải dài lấp lánh ánh nắng vàng rực rỡ.

Nhưng mùa hè cũng là lúc mà nỗi ám ảnh của mẹ xuất hiện: những chú rôm sảy không mời mà tới, phát triển mạnh mẽ khiến làn da mịn màng của bé trở nên mẩn ngứa.

Điều khiến mẹ lo lắng nhất không phải là các nốt mẩn, mà là khi mồ hôi bé đổ ra nhiều, vùng da tổn thương của bé ngứa ngáy, bé gãi và chà xát khiến da trầy xước và đau, xót.

Mẹ cảm thấy bất lực mỗi khi nghe tiếng khóc xé lòng của bé hàng đêm. Vậy trẻ bị rôm sảy phải làm sao để chăm sóc tốt nhất?

Rôm sảy là gì?

Rôm sảy hay còn gọi là bệnh “phát ban nhiệt”, chứng phát ban do mồ hôi đổ ra nhiều.

Bệnh thường phát triển vào mùa hè khi nhiệt độ và độ ẩm cao, mồ hôi bé đổ ra nhiều nhưng bốc hơi kém dẫn đến tắc nghẽn, thậm chí vỡ ống dẫn mồ hôi khiến mồ hôi thấm xung quanh lỗ chân lông, kích thích sự phát triển của mụn rộp và mụn nhọt.

Các loại phát ban do rôm sảy

Phát ban đỏ

Rôm sảy với các nốt mẩn đỏ là do mồ hôi tràn sâu bên trong lớp biểu bì, đây là loại phát ban thường gặp nhất của bệnh rôm sảy và có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Các nốt mẩn đỏ có thể xuất hiện ở mặt, đầu, mu bàn tay, khuỷu tay, lưng, bụng và mông của trẻ em. Hình dạng của phát ban đỏ giống như đầu kim tròn và nhọn, mật độ dày đặc.

Khu vực da bị tổn thương sẽ có cảm giác nóng, ngứa nhẹ và sẽ bong vẩy nhẹ nhàng. Đây là trường hợp bị rôm sảy nhẹ nhất.

Phát ban trắng

Tình trạng nổi mẩn trắng là do mồ hôi chảy tràn trong hoặc dưới lớp sừng. Loại phát ban này thường gặp đối với những bệnh nhân nằm một chỗ lâu ngày trên giường, bị đổ nhiều mồ hôi hoặc bị suy nhược cơ thể trong môi trường nhiệt độ cao.

Lúc này các nốt mụn nước nhỏ như đầu kim xuất hiện chủ yếu trên cổ, không ửng đỏ và sẽ vỡ khi bị cọ xát nhẹ.

Tuy nhiên, những nốt phát ban trắng này khi vỡ ra nếu không được giữ gìn cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm trùng khiến vùng da bị tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Phát ban dày

Loại phát ban này khá hiếm, tại những vùng da có nếp nhăn như chân, tay, đầu, cổ của trẻ em sẽ xuất hiện các mụn nhọt nhỏ. Khi mụn mủ vỡ ra rất dễ bị nhiễm trùng nếu mẹ không chăm sóc đúng cách.

Tuy loại phát ban này có vẻ nghiêm trọng hơn hai loại ban còn lại nhưng nhìn chung rôm sảy không cần phải điều trị đặc biệt bằng thuốc hay cần phải đến cơ sở y tế.

Điều quan trọng là mẹ vệ sinh da bé sạch sẽ và giữ da khô thoáng, tránh để bé bị đổ mồ hôi nhiều trong mùa hè.

Ngoài ra, mẹ cần áp dụng các biện pháp để chống bội nhiễm hiệu quả tùy theo tình trạng bệnh. Nếu bạn thấy bé có biểu hiện nhiễm trùng da kèm theo sốt thì cần đưa bé tới bác sĩ kịp thời.

Trẻ bị rôm sảy phải làm sao?

Trẻ bị rôm sảy phải làm sao để bé chóng lành và phòng tránh bệnh tái phát? Đây là thắc mắc của nhiều bà mẹ bỉm sữa bởi nhiều trường hợp bé đã khỏi bệnh nhưng một năm bé bị rôm sảy đến vài lần.

Để lý giải điều này, chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm làn da của trẻ em. Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng manh, nhạy cảm, cơ chế điều chỉnh nhiệt chưa hoàn thiện, dễ bị đổ mồ hôi khi nóng nên nguy cơ bị rôm sảy là rất cao.

Khi rôm sảy làm phiền bé, bé sẽ gãi vì cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, dẫn đến nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn khá cao. Bé có thể bị mưng mủ, chốc lở.

Một số ít bệnh nhân thậm chí bị nhiễm trùng huyết, viêm thận cấp và tử vong. Vì vậy nên việc phòng ngừa và chăm sóc đúng cách khi trẻ bị rôm sảy hết sức cần thiết.

Một số điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị rôm sảy

  • Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút tốt và rộng rãi cho trẻ. Mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm từ cotton hay sợi tre để giữ cho da bé luôn sạch sẽ và khô thoáng.
  • Tắm hàng ngày cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi, vừa giúp làm sạch da bé lại có thể phòng ngừa rôm sảy và các bệnh ngoài da khác.

Nước tắm thảo dược Diệp An Nhi với thành phần thảo dược như dịch chiết ngải cứu, dịch chiết kim ngân, dịch chiết sài đất, dịch chiết chè xanh, giúp thanh nhiệt, làm mát da bé đồng thời có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viru bảo vệ da trẻ khỏi sự tấn công của các vi sinh vật bên ngoài môi trường.

Tác dụng ngải cứu trong Nước tắm Diệp An Nhi

Đặc biệt, nước tắm thảo dược Diệp An Nhi không chứa các thành phần gây kích ứng và có hại với da bé như chất tạo màu hóa học, hương liệu hóa học, chất tạo bọt hóa học, corticoid, paraben.

  • Để bé chơi trong không gian thoáng mát, nếu thời tiết nóng quá mẹ cần bật điều hòa hoặc quạt mát cho bé. Nếu bé đổ mồ hôi, mẹ cần dùng khăn khô, thấm hút tốt để lau cho bé, tránh để da bé tiếp xúc với mồ hôi trong thời gian dài.
  • Sau khi tắm mát, mẹ cần lau khô người cho trẻ, không nên để trẻ ướt mà vẫn mặc quần áo sẽ khiến da trẻ ẩm ướt, dễ bị hăm.
  • Đối với trẻ đã ăn dặm, mẹ nên thêm vào thực đơn của bé các loại thực phẩm mát như rau củ, cho bé uống nhiều nước và vitamin đồng thời tránh thực phẩm cay nóng. Nếu bé còn bú mẹ, mẹ cần cẩn thận với những gì mình ăn vì chúng sẽ được tiết ra trong sữa.

  • Kiểm soát chặt chẽ để bé không gãi hay chà xát khu vực da bị tổn thương vì điều này sẽ khiến da bị nhiễm trùng. Mẹ cần cắt móng tay cho trẻ, nếu trẻ ngứa quá thì cần đánh lạc hướng để trẻ quên đi bằng cách cho trẻ ra ngoài chơi hoặc xem tivi.
  • Nếu trẻ bị sốt hoặc nhiễm trùng, mẹ nhất định phải đưa bé tới bác sĩ, tuyệt đối không tự điều trị, không tắm cho trẻ bằng các loại lá tươi hoặc đắp lá vì sẽ khiến vùng da bị tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
5/5 - (1 bình chọn)