Mùa hè đến rồi, các gia đình đề có kế hoạch đi biển để tắm nắng, bơi lội và ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Biển là nơi mà tất cả các bé đều thích thú. Thế nhưng với những bé bị bệnh chàm thì sao? Liệu nước muối có ảnh hưởng tới da bé bị chàm hay không?
Đây là câu hỏi không ít cha, mẹ của các bé bị chàm băn khoăn mỗi khi hè tới. Diệp An Nhi sẽ cùng các mẹ khám phá ưu, nhược điểm của nước muối đối với bệnh chàm và bí quyết bảo vệ da bé khi tắm nước muối nhé.
Mục lục
Lợi ích và tác hại của Vitamin sea
Nước muối có khả năng sát trùng da và phòng tránh vi khuẩn. Tuy nhiên nếu bé bị chàm bội nhiễm thì sẽ dễ bị kích ứng khi tắm nước muối, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra phản ứng của da bé khi tiếp xúc với nước biển.
Yếu tố ảnh hưởng đến việc bùng phát chàm khi tắm biển chính là thời gian ngâm mình của bé. Bé chỉ nên tắm trong khoảng thời gian ngắn (dưới 1 giờ đồng hồ). Nước muối không chứa hóa chất nhưng lại làm cho da bé bị khô. Nếu bé ngâm mình quá lâu trong nước biển, da bé sẽ bị khô và tạo điều kiện bùng phát chàm.
Tốt nhất là mẹ nên ngắt quãng thời gian tắm biển của bé để kiểm tra phản ứng của da với nước biển xem da bé có bị khô không, vết chàm của bé có bị kích ứng hơn không.
Chăm sóc da bé bị chàm khi đi tắm biển
1. Tắm tráng sạch và dưỡng ẩm cho da
Vì nước muối có thể làm khô da nên mẹ cần đảm bảo khóa ẩm ngay sau khi bé tắm biển.
Khi đưa bé lên bờ, mẹ cần phải tắm bằng nước ngọt cho bé thật kỹ và bôi kem dưỡng ẩm sau khi lau người cho bé. Điều này sẽ giúp bổ sung độ ẩm cho da bé và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Mẹ cũng có thể sử dụng Diệp An Nhi để tắm cho bé, thành phần nano berberin sẽ giúp kháng khuẩn, kháng virus và bảo vệ cho làn da bé mỏng manh của bé.
Mẹ nên sử dụng kem dưỡng da hữu cơ từ mật ong, sáp ong hoặc dầu dừa để dưỡng ẩm cho bé bởi chúng có thể cung cấp độ ẩm và làm dịu mọi kích ứng hoặc cảm giác ngứa mà bé gặp phải.
Tuy nhiên, với lần đầu sử dụng mẹ đừng quên thử một chút kem lên da bé trước khi bôi toàn thân, nếu thấy có kích ứng mẹ cần dừng lại và đổi sang loại kem khác phù hợp hơn.
2. Bảo vệ bé khỏi ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời làm tổn thương mọi làn da, nhưng nó đặc biệt có hại đối với làn da bị chàm. Mẹ chắc chắn phải chuẩn bị một chiếc ô hoặc tìm chỗ râm mát cho bé khi đi biển để tránh ánh nắng mặt trời. Mẹ cũng đừng quên khoác thêm chiếc áo dài tay và đội mũ cho bé nhé.
Với trẻ ngoài 6 tháng, mẹ sẽ dễ dàng tìm mua được loại kem chống nắng không chứa hóa chất. Mẹ có thể chọn kem chống nắng có chứa hoa cúc kim tiền bởi chúng phù hợp với làn da nhạy cảm.
Tốt nhất khi mặt trời lên cao, mẹ nên đưa bé lên bờ chứ không nên tắm biển. Thời gian tắm biển an toàn từ 6h-7h sáng hoặc 4h-6h chiều. Tuy nhiên, mẹ cần choàng khăn cho bé sau khi lên bờ để tránh gió biển làm trẻ bị cảm lạnh.
3. Cấp nước cho da
Dưỡng ẩm quan trọng đối với tất cả mọi người! Nhiệt độ cao có thể làm cho cơ thể mất nước, do đó có thể khiến da khô và kích ứng rất nhanh. Da bé còn yếu ớt và mỏng manh nên lại càng dễ bị khô.
Vào mùa hè nắng nóng, bạn nhớ cho bé bú nhiều hơn hoặc uống thêm nước và nghỉ ngơi ở trong không gian mát mẻ để giữ nước. Mồ hôi là yếu tố gây bùng phát chàm, vậy nên mẹ tránh để bé bị toát mồ hôi.
Kết luận
Nếu bạn muốn bé được hưởng lợi từ việc tắm muối, bạn có thể cho bé tắm muối Epsom. Muối Epsom là một loại muối ngậm nước được tạo thành từ cả magie và sunfat, có thể giúp giảm ngứa, đỏ hoặc khô da. Mẹ nhớ luôn luôn phải tắm cho bé bằng nước ấm để ngăn ngừa viêm nhiễm thêm vùng da bị bệnh chàm.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh chàm
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông