Những người bị bệnh chàm thường có làn da rất khô vì da của họ không có khả năng giữ ẩm nhiều. Tình trạng khô này có thể khiến da dễ phản ứng với một số tác nhân nhất định và trở nên ngứa và đau.
Bệnh chàm hay viêm da cơ địa có khả năng di truyền. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em có bố/mẹ hoặc cả bố và mẹ bị bệnh chàm thể tạng, hoặc có anh chị em khác bị bệnh chàm sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh này hơn.
Bệnh chàm thể tạng không lây nhiễm nên không thể lây qua tiếp xúc gần gũi.
Mục lục
Các tác nhân gây bệnh chàm
Một số tác nhân có thể gây ra các triệu chứng chàm:
- Chất kích ứng – chẳng hạn như xà phòng và chất tẩy rửa, bao gồm dầu gội đầu, nước giặt xả và bồn tắm bong bóng.
- Các yếu tố môi trường hoặc chất gây dị ứng – chẳng hạn như thời tiết lạnh và khô, độ ẩm, bụi nhà, lông thú cưng, phấn hoa và nấm mốc.
- Dị ứng thực phẩm – chẳng hạn như dị ứng với sữa bò, trứng, đậu phộng, đậu nành hoặc lúa mì.
- Một số chất liệu nhất định tiếp xúc với da – chẳng hạn như len và vải tổng hợp.
- Thay đổi nội tiết tố – phụ nữ có thể thấy các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong khi mang thai.
Nhiễm trùng da
Một số người cũng cho biết các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn khi không khí khô hoặc bụi, hoặc khi họ căng thẳng, đổ mồ hôi, hoặc quá nóng hoặc quá lạnh.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh chàm thể tạng, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định bất kỳ tác nhân nào gây ra các triệu chứng của bạn để bạn có thể phòng tránh được tốt nhất.
Phương pháp điều trị bệnh chàm
Không có cách chữa khỏi bệnh chàm, nhưng hiện nay có vô số phương pháp điều trị mới cho bệnh chàm đang được phát triển. Tùy thuộc vào loại bệnh chàm và mức độ nghiêm trọng, bạn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị bao gồm thay đổi lối sống, thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo kê đơn của bác sĩ.
Các triệu chứng bệnh chàm có thể khác nhau đối với mỗi người. Điều đó có nghĩa là không phải ai cũng sẽ đáp ứng với cùng một phương pháp điều trị giống nhau. Vì vậy tốt nhất bạn nên tự làm quen với tất cả các phương pháp và hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra một phác đồ điều trị phù hợp với bạn hoặc con của bạn.
Đối với hầu hết các loại bệnh chàm, việc kiểm soát tình trạng và các triệu chứng của nó phụ thuộc vào những điều cơ bản sau:
- Biết các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng của bạn
- Thường xuyên tắm (đặc biệt là tắm thảo dược) với nước ấm và dưỡng ẩm ngay sau khi tắm
- Sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ theo chỉ dẫn
- Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng da – các vết sưng đầy mủ, đau, đỏ hoặc nóng
Một số điều khác có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng bệnh chàm:
- Tìm kiếm bác sĩ, chuyên gia về bệnh chàm
- Cố gắng không gãi và chà xát vùng da bị ảnh hưởng – và hạn chế tiếp xúc với các vật liệu hoặc chất có thể gây kích ứng da của bạn. Mặc quần áo mềm, thoáng khí và tránh các loại vải gây ngứa như len.
Tuy nhiên, có nhiều người thấy rằng họ đã làm những việc trên mà vẫn bị bùng phát các triệu chứng chàm. Bệnh chàm là một bệnh mãn tính, bạn chỉ có thể học cách sống chung với nó và hạn chế tối đa những nguy cơ khiến bệnh phát triển.
Chàm ở trẻ sơ sinh
- Điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh (bệnh chàm ở trẻ sơ sinh) bao gồm:
- Xác định và tránh các chất gây kích ứng da
- Tránh nhiệt độ quá cao
- Dưỡng da của bé bằng dầu tắm, kem hoặc thuốc mỡ
Nếu những biện pháp này nếu không cải thiện được tình trạng phát ban của bé hoặc vết da phát ban bị nhiễm trùng, bạn hãy đưa bé tới gặp bác sĩ. Hãy cho bé sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để kiểm soát vùng bị ảnh hưởng cũng như điều trị nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể đề nghị một loại thuốc kháng histamine uống để giúp giảm ngứa và gây buồn ngủ, điều này sẽ rất tốt nếu bé ngứa và khó chịu vào ban đêm.
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông