Mục lục
Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm
Trẻ sơ sinh vốn dĩ đã có làn da nhạy cảm hơn da của trẻ lớn và da của người lớn, điều này khiến bạn khó phát hiện ra liệu bé nhà mình có làn da nhạy cảm hay không. Nếu bạn có thể hiểu được điều gì là bình thường đối với da của trẻ sơ sinh sẽ giúp bạn giải quyết sự nhầm lẫn này. Ví dụ, Rôm sảy và da khô không phải là dấu hiệu của làn da nhạy cảm và tình trạng này của da rất phổ biến trong thời kỳ sơ sinh.
Bạn hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm những dấu hiệu về làn da nhạy cảm và cách bạn có thể xoa dịu làn da nhạy cảm của bé trong bài viết dưới đây của Diệp An Nhi nhé.
Dấu hiệu bé có làn da nhạy cảm
Nếu bé có làn da nhạy cảm, da của bé có thể sẽ bị khô da và phát ban sau khi tiếp xúc với các chất khác nhau:
- Da bé có phản ứng sau khi tắm bằng xà phòng.
- Da bé có phản ứng sau khi thoa kem dưỡng da, có thể do nước hoa hoặc các thành phần khác trong kem.
- Da bé có thay đổi sau khi mặc quần áo hoặc tiếp xúc với chăn, ga, gối, hoặc có thể do chất tẩy rửa, màu hóa học.
- Nhìn chung, nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi hoặc phản ứng nào trên da bé trong hoặc sau các hoạt động thường xuyên có thể liên quan đến việc tiếp xúc với chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, xà phòng hoặc hương thơm, thì đó có thể là những dấu hiệu cho thấy bé có làn da nhạy cảm.
Chăm sóc bé làn da nhạy cảm như thế nào?
Điều quan trọng để phòng tránh cũng như xử lý vấn đề nhạy cảm của da bé là bạn phải tìm ra những chất mà da bé phản ứng khi tiếp xúc. Nếu bạn không chắc chắn chính xác điều gì đang gây ra phản ứng, bạn có thể thử thực hiện các bước sau:
- Tránh sử dụng chất tẩy rửa có hương thơm hoặc thuốc nhuộm.
- Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, khuyến khích mẹ sử dụng nước tắm thảo dược trong thời gian tắm và khi vệ sinh cho trẻ.
Nước tắm thảo dược Diệp An Nhi cũng là một gợi ý không tồi cho những bé có làn da nhạy cảm. Diệp An Nhi có thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, giúp làm sạch da bé một cách nhẹ nhàng và không gây kích ứng ngay cả với làn da nhạy cảm nhất.
- Tắm cho bé đúng cách và an toàn.
- Mẹ luôn đảm bảo giữ cho vùng quấn tã sạch sẽ và khô ráo.
Những vấn đề ngoài da bình thường của trẻ sơ sinh
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ phát ban vào một thời điểm nào đó trong thời gian từ 0 đến 6 tháng. Một số phát ban phổ biến không phải dấu hiệu của làn da nhạy cảm mà bé có thể gặp phải bao gồm:
- Phát ban do đờm, dãi chảy ra hoặc do bé nóng. Những điều này rất phổ biến và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời kỳ sơ sinh.
- Mụn sữa hay nang kê (milia)là một dạng mụn trứng cá rất phổ biến trong vòng 2 đến 4 tuần sau khi sinh, do hormon trẻ nhận được từ mẹ. Mụn sữa là những nang nhỏ chứa keratin từ nang lông, ống dẫn mồ hôi, ống tuyến bã. Đây là những mụn nhỏ li ti màu trắng xuất hiện trên da mặt. Khoảng 40% trẻ sơ sinh sẽ có mụn hạt kê khi sinh ra.
- Erythema toxum (Ban đỏ nhiễm độc). Mặc dù có cái tên đáng sợ nhưng phát ban này vô hại và trông giống như những đốm đỏ với các tâm nhỏ màu trắng hoặc vàng. Hơn 50 phần trăm trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện ban đỏ nhiễm độc, thường trong vòng 1 đến 2 ngày sau khi sinh và kéo dài trong vài ngày.
Bí mật chè xanh với nàn da của bé?
- Cứt trâu: Bạn cũng có thể nhận thấy một nốt ban dạng vảy, nhờn xuất hiện gần chân tóc và trên đỉnh đầu của bé được gọi là cứt trâu. Cứt trâu rất phổ biến và không phải là dấu hiệu cho thấy bé có làn da nhạy cảm.
- Trẻ sơ sinh thường có lỗ chân lông nhỏ bị tắc nghẽn được gọi là mụn thịt. Những lỗ chân lông này trông giống như những nốt mụn nhỏ, nhưng chúng không phải là dấu hiệu của nhiễm trùng. Chúng tự biến mất khi bé lớn lên.
- Da của trẻ sơ sinh cũng dễ bị mẩn ngứa. Khi bé lớn hơn, bạn sẽ có thể biết được da bé nhạy cảm với những gì để tránh các yếu tố gây ra tình trạng phát ban cho bé.
Ngoài những dấu hiệu phát ban, da bé cũng có thể có những vết bớt khác nhau là biểu hiện bình thường như:
- U máu. Đây là những vết bớt đỏ nổi lên, xuất hiện trong vòng một tháng đầu tiên sau khi sinh và lớn dần trong một năm trước khi bắt đầu mờ đi. Mọi người cũng có thể gọi đây là những đốm dâu tây.
- Bệnh hắc tố da bẩm sinh. Những vết bớt phẳng này thường trông giống như vết bầm tím.
- Nếu bạn nhận thấy bất kỳ đốm nào trong số này trên da của con mình, hãy đưa bé tới khám bác sĩ. Bạn có thể chụp ảnh lại để theo dõi những thay đổi trong tương lai.
Da của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian
Khi mới sinh, da của trẻ thường có màu đỏ tím. Khi bé bắt đầu tự hít thở không khí, da của bé sẽ chuyển sang màu đỏ hơn, sau đó sẽ mờ dần trong ngày đầu tiên sau khi sinh. Khi màu sắc ban đầu của da trẻ mờ đi, bàn tay và bàn chân của bé có thể có màu xanh lam trong vài ngày. Nếu bạn thấy môi hoặc mặt bé xanh không bình thường và bé khó thở, bạn nên đưa bé tới gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Trong vài ngày đến vài tuần đầu sau sinh, bạn có thể nhận thấy mụn hình thành trên mặt của trẻ. Điều này là bình thường và sẽ mờ dần trong những ngày tiếp theo.
Nếu em bé của bạn bị bệnh chàm, đầu tiên bạn có thể nhận thấy dấu hiệu của bệnh trên má và mặt của bé. Khi trẻ mới biết đi, bệnh chàm có khả năng hình thành xung quanh các nếp gấp trên da của trẻ, chẳng hạn như các nếp gấp quanh khuỷu tay, bẹn.
Một số bệnh lý về da phổ biến của trẻ sơ sinh
Bệnh chàm
Bệnh chàm là một tình trạng da mãn tính và khá phổ biến. Ở trẻ sơ sinh, ban đầu các dấu hiệu thường xuất hiện ở má sau đó lan ra các vùng còn lại của mặt, chân và tay. Phương pháp điều trị điển hình bao gồm thoa kem dưỡng ẩm không mùi, không màu lên vùng da bị ảnh hưởng ít nhất hai lần một tuần, đặc biệt là sau khi tắm.
Nếu bé bị bệnh chàm, bạn không nên sử dụng xà phòng, đặc biệt là sữa tắm có nhiều chất tạo bọt cho bé. Vùng da bị tổn thương bởi bệnh chàm rất nhạy cảm với xà phòng. Trẻ bị chàm tốt nhất nên sử dụng nước tắm thảo dược từ thiên nhiên để tắm hàng ngày. Diệp An Nhi không những giúp bé làm sạch cơ thể một cách dịu nhẹ mà còn làm giảm nguy cơ bùng phát chàm, giúp bé xoa dịu vùng da bị tổn thương một cách hiệu quả.
Đối với các trường hợp bệnh chàm vừa và nặng, bạn có thể cần bôi kem chứa steroid hoặc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ không nên tự ý bôi thuốc hoặc đắp lá cho bé vì có thể sẽ khiến cho tình trạng chàm của bé trở nên tồi tệ hơn.
Cứt trâu
Cứt trâu hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn gây phát ban dạng vảy, nhờn, xuất hiện trên da đầu, trán hoặc quanh tai của bé. Nó không lây và không cần điều trị y tế trong hầu hết các trường hợp.
Để chăm sóc bé bị cứt trâu, mẹ hãy gội sạch da đầu của trẻ và chà nhẹ các lớp vảy để loại bỏ chúng. Nếu tình trạng không thuyên giảm sau khi tắm hoặc nếu phát ban lan rộng, bạn cần đưa bé tới gặp bác sĩ.
Rôm sảy (phát ban nhiệt)
Phát ban nhiệt chính là hiện tượng rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một kích ứng phổ biến có thể xuất hiện trên trẻ sơ sinh vào hầu hết các thời điểm trong năm, sẽ thường xuyên vào mùa hè. Nó thường xuất hiện trên các nếp gấp trên da của bé hoặc những nơi quần áo chật. Rôm sảy xuất hiện do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.
Để chăm sóc bé bị phát ban nhiệt, bạn nên:
- Làm mát da của bé bằng cách tắm hoặc sử dụng khăn mát thường xuyên.
- Tránh sử dụng thuốc mỡ gốc dầu vì nó sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, khiến cho rôm sảy phát triển mạnh hơn.
- Mặc cho bé những bộ trang phục rộng rãi.
- Nếu bé được chăm sóc đúng cách, rôm sảy sẽ biến mất trong vòng 2 đến 3 ngày.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là một phản ứng dị ứng trên da. Nó có thể biểu hiện như phát ban, sưng tấy, chảy dịch hoặc nổi mề đay. Phản ứng xảy ra do bé yêu của bạn đã tiếp xúc với một thứ gì đó gây kích ứng da của chúng.
Để chăm sóc bé bị viêm da tiếp xúc mẹ cần thực hiện hai bước:
- Điều trị các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc
- Truy tìm nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc ở trẻ
Nếu em bé của bạn tiếp xúc với một chất gây dị ứng hoặc kích ứng đã biết – hoặc tiềm ẩn, bạn hãy rửa kỹ khu vực đó bằng nước sạch. Bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ để được kê thuốc bôi an toàn cho vùng da bị viêm.
Khi nào mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ
Nếu bé xuất hiện phát ban trên da mà bạn không thể tìm ra nguyên nhân thì hãy đưa bé tới gặp bác sĩ hoặc nếu bé gặp phải các tình trạng sau:
- Phát ban hoặc da khô, nứt nẻ không khỏi trong vài ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn.
- Bé của bạn bị sốt từ 38 độ C trở lên cùng với phát ban.
- Các phương pháp điều trị không làm thuyên giảm phát ban.
- Phát ban dường như bị nhiễm trùng.
Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc nào cho bé mà phải cần sự chỉ dẫn an toàn của bác sĩ vì da của bé rất nhạy cảm.
Kết luận
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ phát ban, khô da hoặc các tình trạng da khác trong vài tháng đầu đời. Nếu em bé của bạn có làn da nhạy cảm, điều đó có nghĩa là da của bé phản ứng với những chất mà bình thường các trẻ khác không gặp phải vấn đề gì. Quan sát da bé sẽ giúp bạn biết được yếu tố nào gây phản ứng cho da bé để giúp bé phòng tránh trong tương lai.
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông