Mục lục
Cách tắm cho bé mẹ cần biết?
Giờ tắm là cơ hội tuyệt vời để mẹ và bé có thời gian gắn kết tình cảm với nhau.
Tuy nhiên, nếu lần đầu làm mẹ thì việc tắm cho con có lẽ sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng cho đến khi bạn hiểu rõ cách làm cũng như đã thực hành tắm cho bé với sự trợ giúp của ai đó có kinh nghiệm.
Để xử lý một đứa trẻ trơn trượt đang vặn vẹo, khóc lóc cần những kỹ năng mà bạn chưa từng có. Vậy bạn phải làm sao để tắm cho bé?
Diệp An Nhi chia sẻ với bạn một vài mẹo và kỹ thuật đơn giản có thể giúp giờ tắm trở nên thư giãn và thậm chí là thú vị cho cả bé và bạn. Bạn hãy tập trung đọc bài viết này nhé!
Nhiệt độ nước lý tưởng khi tắm cho bé là bao nhiêu?
Làn da non nớt của trẻ siêu nhạy cảm với nhiệt, vì vậy điều quan trọng là nước tắm phải có nhiệt độ vừa phải, không quá nóng và không quá lạnh.
Làn da của bé chỉ mỏng bằng 20-30% làn da của bạn. Nhiệt độ nước tắm từ 37 đến 38 độ C là tốt nhất cho hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nhiệt độ này cũng giúp cho bé bình tĩnh và thư giãn hơn. Biết đâu khi chạm vào nước ấm, bé lại nhớ tới thời gian còn ở trong bụng mẹ. Thật kỳ diệu phải không mẹ?
Để đảm bảo rằng nhiệt độ vừa phải cho con bạn, mẹ hãy nhớ:
- Luôn khóa vòi nước và kiểm tra nhiệt độ nước trước khi nhẹ nhàng đặt bé vào chậu tắm.
- Không bao giờ bật vòi hoặc cho nước chảy khi bé đang tắm. Nước nóng đột ngột có thể gây bỏng cho bé.
- Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay hoặc sử dụng nhiệt kế tắm. Nhiều nhiệt kế nước tắm dành cho trẻ em được ngụy trang thành đồ chơi trong nhà tắm, vì vậy bạn có thể theo dõi nhiệt độ nước trong khi chúng làm nhiệm vụ kép như một trò giải trí cho bé. Việc sử dụng nhiệt kế thả trong nước cũng giúp bạn theo dõi nhiệt độ nước trong quá trình tắm để đảm bảo luôn giữ ấm cho bé.
Nhiệt độ nước tắm cho bé bao nhiêu là vừa?
- Nếu có thể, bạn nên sắm bộ vòi nước nóng lạnh có thể điều chỉnh và khóa nhiệt độ để đảm bảo nước luôn ở mức vừa phải cho cả gia đình. Điều này giúp ngăn ngừa bỏng nước nóng do ngẫu nhiên hoặc bỏng ở trẻ sơ sinh và trẻ em (và đôi khi cả người lớn). Chưa kể bạn sẽ tiết kiệm được hóa đơn tiền nước nóng!
- Tốt nhất, bạn nên nhanh chóng kết thúc việc tắm cho bé trước khi nước bắt đầu nguội. Nhưng nếu nước tắm nguội bớt trước khi trẻ tắm xong, hãy bế trẻ ra ngoài và quấn bé trong một chiếc khăn ấm và đặt trong cũi. Sau đó bạn đổ bớt nước lạnh và pha thêm chút nước nóng để tắm tiếp cho trẻ. Tốt nhất bạn chỉ nên tắm cho bé trong khoảng thời gian 5 – 10 phút để đảm bảo nước luôn ấm và da bé không bị khô.
Cách hay giúp bạn giữ ấm cho bé khi tắm
Cơ thể bé nhỏ của trẻ sơ sinh có thể nóng lên nhanh chóng nhưng cũng mất nhiệt rất nhanh. Điều này có nghĩa là ngay cả khi nước tắm ở nhiệt độ thích hợp, bé cũng có thể cảm thấy hơi lạnh.
Dưới đây là một số cách hiệu quả giúp mẹ có thể giữ ấm cho em bé trước, trong và sau khi tắm:
- Đảm bảo phòng tắm hoặc căn phòng nơi bạn đang tắm cho con phải ấm trước khi bạn bắt đầu cởi bỏ quần áo của bé.
- Nếu cần bạn có thể sử dụng đèn sưởi hoặc điều hòa chế độ nóng để làm ấm không gian mát mẻ của phòng tắm.
- Bạn có thể tắm cho bé trong một căn phòng nhỏ và kín gió thay vì một căn phòng rộng và hút gió.
- Đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ để tránh gió lùa.
- Trước bạn bắt đầu tắm cho bé, hãy chuẩn bị tất cả đồ dùng của bạn trong tầm với, bao gồm khăn mặt, khăn tắm, tã sạch và bộ quần áo cho em bé. Để đề phòng bé quấy khóc làm rơi đồ hoặc bé tiểu, tiêu bất thình lình, bạn nên chuẩn bị sẵn hai bộ quần áo cho bé.
Giữ ẩm cho da bé ?
- Bạn nên tắm cho bé trong bồn hoặc chậu nhỏ thay vì tắm trong bồn tắm của người lớn, điều này sẽ hạn chế tai nạn xảy ra khi tắm.
- Đổ đầy nước vào chậu hoặc bồn tắm nhỏ dành cho trẻ nhỏ và kiểm tra nhiệt độ trước khi đưa bé vào.
- Khi nước đã đủ ấm sẵn sàng, lúc này bạn hãy cởi quần áo cho bé và thả bé xuống nước.
- Nếu bạn dùng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi pha tắm cho bé thì bạn cần thêm bước bơm nước tắm vào chậu nước ấm để pha nước tắm cho bé. Với 10l nước, bạn ấn vòi xịt 4 lần để có thể tối ưu hiệu quả của Diệp An Nhi đối với làn da bé.
- Dùng khăn mặt hoặc khăn nhỏ để che những bộ phận mà bạn chưa tắm để giữ ấm cho bé.
- Tắm cho bé trong thời gian 5-10p để đảm bảo giữ cho nước luôn ấm.
- Nếu trời quá lạnh hoặc khi bé mệt mỏi, quấy khóc và không muốn tắm, bạn có thể chỉ cần dùng khăn ấm lau người, lưu ý những nếp gấp trên cơ thể bé và chỉ cần rửa khu vực quấn tã cho bé.
- Khi bạn tắm cho bé xong, hãy quấn khăn choàng ngay lập tức cho bé để bé không bị lạnh.
- Vỗ cho trẻ thật khô trước khi mặc quần áo. Khi cơ thể bé ấm lên bạn mới mặc quần áo cho bé.
- Làm ấm quần áo và khăn của em bé bằng cách dùng máy sấy tóc sấy cho chúng ấm lên trước khi tắm cho bé.
Một số lưu ý khác khi tắm cho bé
Lần tắm đầu tiên
Các Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo bạn nên chờ đợi ít nhất 6 giờ sau khi sinh để tắm cho bé lần đầu tiên. Tại sao ư?
Trẻ sơ sinh được bao phủ bởi một chất tự nhiên gọi là vernix trên da của bé. “Lớp sáp” này giúp bảo vệ trẻ từ trong bụng mẹ – và giúp bé trượt ra ngoài dễ dàng hơn một chút trong khi sinh. Nó cũng giúp giữ cho làn da của em bé khỏe mạnh ngay sau khi lọt lòng. Tuy nhiên, việc tắm ngay cho bé hay không còn phụ thuộc vào bệnh viện nơi bạn sinh bé.
Sau khi về nhà, bạn có thể chỉ cần lau người cho bé và vệ sinh vùng quấn tã đến khi bé rụng rốn hoặc tắm cho bé bằng nước sôi để nguội chứ không dùng nước lã để đảm bảo không làm rốn bé bị nhiễm trùng.
Tần suất tắm
Bạn đừng quên, trẻ sơ sinh không cần phải tắm mỗi ngày. Bạn chỉ cần tắm cho bé 2 đến 3 lần mỗi tuần là đủ để bé sạch sẽ và không bị khô da. Đây cũng là lý do tại sao các bác sĩ khuyên bạn nên tắm cho bé trong thời gian ngắn tầm 5 phút để giữ lớp dầu trên da bé không bị mất đi.
Giữa các lần tắm, bạn có thể làm sạch tại chỗ vùng da đầu, mặt, cơ thể hoặc vùng quấn tã của trẻ. Đối với trường hợp tã bị tràn, bạn có thể rửa nhanh từng bộ phận để da bé được sạch sẽ.
Sử dụng bao nhiêu nước để tắm cho bé
Bạn cũng không cần phải đổ nhiều nước vào chậu hoặc bồn tắm. Khoảng 5cm – 7cm nước ấm là đủ. Nếu muốn, bạn có thể sử dụng nhiều nước hơn nhưng chỉ đủ ngập vai bé. Mức nước sâu sẽ tăng nguy cơ bé bị đuối nước.
Nếu em bé của bạn có làn da rất khô hoặc bị một loại viêm da nào đó như chàm, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về loại nước tắm dành riêng cho bé, tránh những loại sữa tắm nhiều hóa chất. Nước tắm thảo dược Diệp An Nhi được các chuyên gia da liễu khuyên dùng cho bé bị chàm hoặc các vấn đề về da.
Không bao giờ để bé một mình trong nhà tắm
Cuối cùng, không bao giờ để bé một mình trong nhà tắm, ngay cả cùng với những đứa trẻ lớn hơn. Đừng đi đâu dù chỉ vài giây, nếu cần thiết, bạn hãy đưa bé đi cùng hoặc để bé ở một nơi an toàn như nôi, cũi. Điều gì cũng có thể xảy ra, vậy nên đừng bao giờ chủ quan.
Xem thêm: Đừng bỏ qua sai lầm này khi tắm cho bé
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông