Mùa hè, khi thời tiết ấm áp là lúc mà trẻ em vui vẻ dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, trẻ nhỏ có thể gặp phải nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt như kiệt sức và đột quỵ vì nóng (say nắng) rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia, trẻ mới biết đi có nguy cơ đặc biệt cao đối với các bệnh liên quan đến nhiệt , vì trẻ có ít diện tích bề mặt cơ thể hơn để có thể điều chỉnh nhiệt độ. Trẻ có ít không gian để đổ mồ hôi và khả năng điều tiết kém phát triển nên sẽ có xu hướng kiệt sức vì nhiệt nhanh chóng. Trẻ mới biết đi cũng không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể một cách độc lập như trẻ lớn và người lớn.
Độ ẩm và sự mất nước cũng đóng vai trò quan trọng. Khi độ ẩm môi trường lớn hơn 60%, trẻ sẽ khó hạ nhiệt hơn vì cơ chế tiết mồ hôi của các bé cũng không hoạt động. Ngoài ra, trẻ bị mất nước làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn và đó là một yếu tố khác góp phần làm tăng nguy cơ ở trẻ mới biết đi bởi chúng không đòi hỏi uống nước.
Mẹ hãy cùng Diệp An Nhi tìm hiểu cách phát hiện các triệu chứng và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến nhiệt ở trẻ nhé.
Dấu hiệu trẻ bị kiệt sức do nhiệt
Tình trạng kiệt sức do nhiệt sẽ xảy ra trước khi bị say nắng. Nếu trẻ đang chơi dưới ánh nắng mặt trời, mẹ hãy để ý những triệu chứng kiệt sức vì nóng kể trên.
- Đổ quá nhiều mồ hôi
- Cáu gắt
- Chóng mặt / ngất xỉu
- Da nhợt nhạt
- Buồn nôn và / hoặc nôn mửa
- Đau đầu
- Chuột rút cơ bắp
- Trẻ rất khát nước
- Mệt mỏi
- Tăng nhiệt độ cơ thể (nhưng dưới 40 độ C)
Làm thế nào để điều trị trẻ bị kiệt sức do nhiệt
Nếu con bạn có bất kỳ biểu hiện nào trong số các triệu chứng kiệt sức vì nóng ở trên, bạn hãy cho trẻ vào nhà hoặc những nơi có bóng râm. Bạn có thể giúp hạ nhiệt bằng cách làm ướt da trẻ hoặc cởi bỏ lớp quần áo, và nếu trẻ tỉnh táo, hãy từ từ bù nước bằng nước mát hoặc đồ uống cho chất điện giải. Nếu các triệu chứng xấu đi hoặc không cải thiện trong 20-30 phút thì mẹ nên đưa bé tới bệnh viện cấp cứu.
Dấu hiệu trẻ bị đột quỵ do nhiệt
Theo các chuyên gia, đột quỵ do nhiệt có thể xảy ra nếu tình trạng kiệt sức do nhiệt không được phát hiện hoặc không được điều trị. Say nắng xảy ra khi trung tâm điều nhiệt trong cơ thể trẻ ngừng hoạt động, khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên mà không được kiểm soát.
Đột quỵ nhiệt là một tình trạng nguy cấp nguy hiểm đến tính mạng . Điều đầu tiên mẹ cần làm khi nghi ngờ bé bị say nắng là gọi cấp cứu.
Mẹ hãy để ý các triệu chứng đột quỵ do nhiệt sau đây:
- Da đỏ bừng / nóng và khô khi chạm vào
- Nhiệt độ cơ thể cao (40 độ C trở lên)
- Ngất xỉu
- Co giật
- Đau đầu dữ dội
- Lú lẫn / kích động
- Mất ý thức
- Thở nhanh và nhịp tim
- Suy nhược / chóng mặt
Làm thế nào để điều trị đột quỵ nhiệt
Mẹ có thể nhận thấy rằng trẻ rất nóng, nhưng da của trẻ lại khô khi chạm vào. Điều này là do trẻ đã mất khả năng kiểm soát nhiệt độ của mình và bé không còn có thể đổ mồ hôi để làm mát bản thân.
Điều trị đột quỵ do nhiệt ngay lập tức là rất quan trọng. Gọi cấp cứu, sau đó di chuyển trẻ đến một khu vực mát mẻ, đặt trẻ nằm xuống với chân hơi cao, làm mát da trẻ hoặc cởi bỏ quần áo và quạt mạnh.
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh do nhiệt ở trẻ em
Việc mẹ biết các dấu hiệu của kiệt sức vì nóng và say nắng ở trẻ là rất quan trọng, nhưng bạn cũng nên thực hiện các bước để ngăn ngừa ngay từ đầu. Diệp An Nhi chia sẻ với bạn ba cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh nhiệt là:
Luôn để trẻ chơi trong bóng râm
Khi trẻ mới biết đi chơi ở ngoài trời, mẹ hãy để trẻ chơi ở những khu vực có bóng râm như những nơi có nhiều cây, mái che hoặc mẹ có thể sắm một chiếc lều du lịch có khả năng chống tia UV khi ngồi trên bãi biển.
Ngoài ra mẹ không nên để trẻ ở những nơi có nhiệt độ cao quá lâu và để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu và cơ thể trẻ.
Cung cấp đủ nước
Ngoài ra, mẹ hãy chắc chắn rằng trẻ được cung cấp đủ nước. Điều này có nghĩa là trước khi bé ra ngoài chơi, mẹ nên cho bé uống nước và bù nước tiếp sau khi bé vận động ngoài trời. Bé có thể không cảm thấy khát và đòi uống nước, nhưng bạn vẫn nên chủ động bổ sung nước cho bé. Nước trái cây cũng là một ý hay để cung cấp vitamin C cho bé.
Quần áo phù hợp
Lựa chọn quần áo thoáng mát từ vải cotton hết sức quan trọng vì chúng giúp thông hơi và thấm hút mồ hôi tốt. Sợi tổng hợp không làm được điều này, chúng không thoát được hơi, không thấm mồ hôi khiến bé cảm thấy nóng nực và dễ bị say nắng. Ngoài ra, mồ hôi thấm lâu sẽ lạnh khiến trẻ dễ bị viêm phổi. Khi bé vận động ngoài trời, mẹ ưu tiên lựa chọn quần áo rộng rãi thay vì những bộ body bó sát và kiểu áo liền quần sẽ khiến cơ thể bé bị ngột ngạt.
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông