Cách nhận biết chàm da ở trẻ

Chàm da là tình trạng viêm da dị ứng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể kéo dài đến khi trưởng thành bởi đây là bệnh mãn tính, không thuốc nào chữa khỏi.

Tuy nhiên, nếu biết cách quản lý các tác nhân kích thích, bạn có thể giúp trẻ kiểm soát bệnh hiệu quả để tránh những đợt bùng phát.

Cách nhận biết chàm da ở trẻ là căn cứ vào các triệu chứng biểu hiện trên da trẻ. Đa phần các loại chàm đều chung triệu chứng là da ngứa, khô, phát ban, xuất hiện các mảng vảy, mụn nước và nhiễm trùng da.

Khái quát bệnh chàm da ở trẻ

Bệnh chàm có thể xuất hiện từ thời thơ ấu, niên thiếu hoặc khi trường thành và có biểu hiện từ nhẹ đến nặng.

Trẻ sơ sinh bắt đầu bệnh chàm có thể từ những tuần đầu cho đến tháng đầu tiên sau khi sinh.

Bệnh chàm có thể bắt đầu trong thời thơ ấu, thanh thiếu niên hoặc trưởng thành – và có thể từ nhẹ đến nặng.

Trẻ sơ sinh có thể bị chàm trong vòng những tuần và tháng đầu tiên sau khi sinh.

Trên da trẻ bị chàm xuất hiện các mảng da rất khô và ngứa, chúng có thể phát triển thành mụn nước và bị nhiễm trùng do trẻ gãi nhiều.

Giai đoạn bệnh chàm tiến triển nặng, cấp tính được gọi là “thời kỳ bùng phát” và chúng kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần.

Trong thời gian này bác sĩ sẽ kê thuốc kháng histamin, kem bôi steroid và corticosteroid để điều trị ngoài da trong thời gian ngắn.

Viêm da dị ứng hay còn gọi là viêm da cơ địa hoặc chàm thể tạng là bệnh chàm phổ biến nhất nếu chàm sữa không chấm dứt khi trẻ 4 tuổi.

Đây là kết quả khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức làm cho hàng rào bảo vệ da bị tổn thương khiến da trở nên khô, ngứa.

Bệnh chàm không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây từ người này sang người khác.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm là gì?

Chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh chàm nhưng có nhiều yếu tố góp phần gây ra chàm da, bao gồm tác động của môi trường và cơ địa (gen) mang tính di truyền.

Khi có một chất kích thích nào đó hoặc chất gây dị ứng được kích hoạt thì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động khiến da bị viêm và xuất hiện phát ban trên bề mặt da.

Sau đó hàng loạt triệu chứng của bệnh chàm sẽ xuất hiện.

Cách nhận biết chàm da ở trẻ là quan sát các triệu chứng tại các vùng da thường bị tổn thương như: nếp nhăn trên da, các vùng da bị uốn cong phía sau đầu gối, khuỷu tay, cẳng chân và các vùng da cọ xát vào nhau vào nhau gây kích ứng.

Ngoài ra khi thiếu hụt một loại protein gọi là “filaggrin” – giúp duy trì độ ẩm của da sẽ khiến da khô và ngứa.

Một số đồ gia dụng hàng ngày cũng có thể là chất kích ứng và gây ra các phản ứng dị ứng dẫn đến bạn bị chàm.

Dưới đây là một số tác nhân phổ biến của bệnh chàm

  • Da tiếp xúc lâu với không khí quá lạnh, quá nóng, quá khô hanh.
  • Các loại dầu gội, sữa tắm chứa chất tẩy mạnh.
  • Bột giặt và xả vải có chứa chất hóa học tổng hợp.
  • Một số loại vải như len dạ, vải pha nilon có trong quần áo và ga trải giường, chăn, gối.
  • Chất tẩy rửa bề mặt và chất khử trùng.
  • Một số thực phẩm như nước trái cây, rau và thịt.
  • Hương thơm tự nhiên hoặc nhân tạo.
  • Các loại kim loại, đặc biệt là niken có trong đồ trang sức hoặc đồ gia dụng.
  • Formaldehyde. Chất bảo quản hoặc chất kết dính.
  • Chất kháng khuẩn trong khăn ướt.
  • Cocamidopropyl betaine – chất tạo đặc được dùng trong mỹ phẩm.
  • Màu hóa học.

Cách nhận biết chàm da ở trẻ

Cách nhận biết chàm da ở trẻ là cần phải nhớ rằng bệnh chàm và các triệu chứng của nó ở mỗi người là khác nhau.

Cách mẹ chăm sóc da trẻ khác nhau cũng sẽ tác động đến các vùng da bị chàm một cách khác nhau.

Vết chàm trên cơ thể trẻ cũng không giống vết chàm trên da người lớn và những trẻ khác. Các loại bệnh chàm dù xuất hiện cùng vị trí cũng sẽ khác nhau vào các thời điểm khác nhau.

Tuy nhiên, ai bị bệnh chàm cũng sẽ ngứa da. Mức độ ngứa có thể từ nhẹ đến trung bình và nó trở nên tồi tệ hơn khi trẻ gãi đến khi chảy máu và dẫn đến bội nhiễm.

Các triệu chứng nhận biết bệnh chàm phổ biến bao gồm:

  • Ngứa ngáy
  • Da khô, nhạy cảm.
  • Da bị viêm, đổi màu.
  • Da thô ráp, sần sùi hoặc có vảy, xuất hiện dưới dạng các mảng vảy.
  • Chảy nước hoặc đóng vảy.
  • Các vùng da tổn thương bị sưng tấy.
  • Trẻ có thể gặp phải tất cả các triệu chứng trên của bệnh chàm hoặc chỉ một vài triệu chứng.
  • Các triệu chứng xuất hiện khi vào giai đoạn bùng phát và có thể biến mất hoàn toàn trong giai đoạn da khỏe mạnh.

Cách tốt nhất để nhận biết bệnh chàm da ở trẻ là đưa trẻ tới khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Điều trị chàm da ở trẻ

Chàm da ở trẻ không có cách nào để chữa khỏi nhưng có những phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng, tránh những đợt bùng phát tồi tệ.

Mỗi phác đồ điều trị sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với triệu chứng của từng trẻ.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm, các phương pháp điều trị chàm da có thể bao gồm: thoa kem dưỡng ẩm, bôi thuốc corticosteroid tại chỗ theo đơn của bác sĩ, uống thuốc kháng histamin, uống thuốc ức chế miễn dịch, tiêm, châm cứu hoặc đơn giản là tắm cho trẻ bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi dịu nhẹ lành tính.

Diệp An Nhi không chỉ chứa các dịch chiết thảo dược có lợi cho da trẻ như sài đất, chè xanh, kim ngân mà còn chứa nano berberin tăng khả năng kháng khuẩn và aquaxyl giúp dưỡng ẩm da sâu từ bên trong.

Đối với hầu hết các bệnh chàm, để kiểm soát hiệu quả các đợt bùng phát cần phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Biết được các yếu tố kích hoạt của trẻ để tránh bị ảnh hưởng.
  • Tắm bằng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi hàng ngày và thoa kem dưỡng ẩm dù trẻ đang không trong giai đoạn bùng phát.
  • Sử dụng kem thoa hoặc thuốc theo hướng dẫn cua bác sĩ.

Thông thường bệnh chàm sẽ biến mất khi trẻ lớn lên mặc dù sẽ còn một số trẻ tiếp tục bị chàm khi trưởng thành.

Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông

5/5 - (1 bình chọn)