Da trẻ sơ sinh mỏng manh và nhạy cảm hơn da người lớn. Khả năng chống lại vi khuẩn và các tác nhân có thể gây kích ứng da của da bé rất kém. (ví dụ như len, nhiệt).
Da bao gồm một hàng rào để ngăn chặn mất nước và bảo vệ da khỏi vi trùng có hại hoặc các chất gây kích ứng.
Làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng phù hợp sẽ giúp duy trì hàng rào bảo vệ da của bé và ngăn ngừa các vấn đề về da trong tương lai.
Mục lục
Chăm sóc da bé tại nhà
Tắm cho em bé của bạn
Tắm cho bé bằng nước ấm khoảng 5–10 phút mỗi ngày. Nhiệt độ nước phải vào khoảng 37 ° C – 38° C.
Nhiệt độ nước quá nóng sẽ khiến bé bị bỏng và khô da, còn nếu nước lạnh bé sẽ dễ bị cảm lạnh.
Mẹ có thể dùng khuỷu tay hoặc nhiệt kế chuyên dụng để kiểm tra nhiệt độ nước cho phù hợp.
Không sử dụng xà phòng vì cũng là nguyên nhân khiến da bé bị khô.
Sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ không chứa chất tạo bọt vì nó làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, đồng thời không nên dùng các sản phẩm có mùi thơm vì chúng có thể gây kích ứng da.
Có thể thêm một ít dầu tắm không mùi thơm vào bồn tắm để ngăn nước làm khô da của bé và thay thế lớp dầu tự nhiên của da.
Tại sao lại cần phải tắm cho bé?
Tốt nhất mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược với các thành phần từ thiên nhiên vừa dịu nhẹ lại an toàn với làn da nhạy cảm của bé.
Nước tắm thảo dược từ các thành phần tự nhiên không những dịu nhẹ lành tính mà vẫn giúp làm sạch cơ thể bé như các loại sữa tắm khác.
Đặc biệt, nước tắm thảo dược Diệp An Nhi là sản phẩm duy nhất có chứa nano berberin làm tăng tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus của sản phẩm.
Diệp An Nhi giúp bé tránh được các bệnh ngoài da, cho bé một làn da mịn màng nhờ thành phần dưỡng ẩm sâu Aquaxyl.
Xem thêm: Nước tắm thảo dược Diệp An Nhi
Sau khi tắm, mẹ vỗ nhẹ cho da khô, chú ý đến các nếp gấp trên da. Mẹ không cần phải sử dụng phấn rôm cho bé bởi nó sẽ bít lỗ chân lông làm cho bé dễ bị viêm nang lông.
Dưỡng ẩm cho bé
Thoa kem dưỡng ẩm dày, không có mùi thơm khắp cơ thể ngay sau khi tắm để tránh khô da bé. Các loại kem và thuốc mỡ dày hơn sẽ hiệu quả hơn kem dưỡng.
Mẹ cần bảo quản kem dưỡng ẩm cẩn thận, tránh để chúng bị ô nhiễm. Tốt nhất mẹ nên dùng tăm bông sạch để lấy phần kem sử dụng ra ngoài thay vì dùng tay.
Nếu da của bé bị khô nhiều và thường xuyên, bạn cần thoa kem dưỡng ẩm từ hai đến bốn lần một ngày. Nếu da bé rất khô và đỏ, đặc biệt là hai bên má, có thể bé đã bị chàm sữa.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh chàm
Chăm sóc vùng quấn tã
- Vùng quấn tã tiếp xúc với độ ẩm liên tục, bị tã quấn quanh và cọ xát, có thể gây kích ứng và tổn thương da và dẫn tới hăm tã. Để ngăn chặn điều này mẹ cần lưu ý:
- Thay tã cho bé thường xuyên.
- Sử dụng tã lót dùng một lần để độ ẩm được hấp thụ nhanh chóng, giúp da khô và ít bị tổn thương hơn.
- Nếu bạn thích sử dụng tã vải, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng miếng lót tã thấm hút.
- Khăn ướt trẻ em có thể gây khó chịu. Thay vào đó, mẹ hãy rửa bằng nước ấm và một miếng vải hoặc bông gòn.
- Thoa một lớp dày kem chống hăm tã có chứa kẽm vào mỗi lần thay tã.
- Không sử dụng phấn rôm
- Cho phép bé không mặc quần càng nhiều thời gian càng tốt.
Chăm sóc rốn của bé
- Mẹ cần phải rửa tay thật sạch trước khi xử lý cuống rốn của bé. Khu vực rốn trẻ sơ sinh cần được giữ sạch sẽ và khô ráo bằng cách sử dụng betadine và bông tăm. Không cần sử dụng chất khử trùng hoặc khăn tẩm cồn, vì điều này sẽ làm tăng thời gian dây bị tách ra.
- Để dây rốn tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt, và cố gắng không che dây rốn bằng tã. Nếu khu vực xung quanh dây rốn bị viêm hoặc có mùi hôi,mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Dây rốn thường rụng trong 7 – 10 ngày.
Lựa chọn quần áo thoải mái cho bé
- Tốt nhất là mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng, nhẹ và bộ đồ giường bằng vải cotton.
- Chú ý không cho bé mặc quần áo quá chật hoặc để sợi thô (ví dụ như quần áo len) tiếp xúc trực tiếp với da của bé.
- Tránh giặt quần áo của trẻ bằng chất tẩy rửa mạnh, chất làm mềm vải hoặc các sản phẩm kháng khuẩn.
Bảo vệ da bé khỏi ánh nắng mặt trời
Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với tác hại của tia UV. Trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi cần tránh ánh nắng trực tiếp.
Khi ở ngoài trời, mẹ cho bé mặc quần áo nhẹ, đội mũ và che nắng là cách bảo vệ tốt nhất chống lại các tia UV có hại từ ánh nắng mặt trời.
Khi mức độ tia cực tím nhỏ hơn 3, một lượng nhỏ tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím được coi là an toàn và lành mạnh cho trẻ sơ sinh.
Khi mức chỉ số UV đạt từ 3 trở lên, mẹ nên thoa kem chống nắng phổ rộng SPF 30+ trở lên cho vùng da hở cho bé.
Nên chọn loại kem chống nắng phù hợp với trẻ sơ sinh hoặc những người có làn da nhạy cảm. Bôi kem chống nắng 15-20 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau mỗi 2 giờ.
Nếu kem chống nắng gây ra phản ứng trên da của bé, hãy ngừng sử dụng sản phẩm.
Tuy nhiên, với trẻ dưới 6 tháng tuổi, việc che chắn và để bé trong bóng râm là tốt nhất. Kem chống nắng nên dùng cho trẻ ngoài 6 tháng tuổi.
Chăm sóc tóc và móng của trẻ sơ sinh
Hầu hết trẻ sơ sinh không cần sử dụng dầu gội đầu chuyên biệt. Bé chỉ cần sử dụng sữa tắm gội hoặc nước tắm gội thảo dược cho trẻ sơ sinh dịu nhẹ và lành tính.
Mẹ có thể sử dụng nước tắm thảo dược Diệp An Nhi để tắm và gội cho trẻ sơ sinh.
Móng tay của trẻ sơ sinh thường rất mềm và có thể không cần cắt trong vài tháng đầu.
Bạn có thể nhẹ nhàng cắt tỉa móng tay cho bé bằng kéo hoặc bấm móng móng tay dành riêng cho trẻ.
Viêm da tiết bã nhờn (cứt trâu) ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã nhờn hay còn gọi là cứt trâu là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến da đầu của em bé (và đôi khi cả lông mày).
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tích tụ của dầu tự nhiên khiến da của bé có thể có màu vàng hoặc đỏ và có vảy, nhưng không ngứa. Có thể xuất hiện các mảng sần sùi.
Cứt trâu thường tự hết sau vài tháng. Nếu nó không biến mất mẹ có thể loại bỏ lớp vỏ sáp bằng cách xoa bóp da đầu của trẻ với kem dưỡng ẩm nhẹ và để qua đêm.
Khi lớp vảy mềm, nhẹ nhàng lấy ra bằng bàn chải mềm. Nếu da của em bé trở nên ngứa, viêm hoặc chảy nước, bạn hãy đưa bé tới gặp bác sĩ.
Khi nào mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ
Nếu bé gặp một trong các tình trạng dưới đây, mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ:
- Bé yêu của bạn bị phát ban dai dẳng và không khỏe
- Da của bé của bị ngứa
- Bé bị hăm tã dai dẳng
- Khu vực rốn có mẩn đỏ, viêm hoặc sưng khi dây rốn đã rụng
- Khu vực xung quanh dây rốn bị viêm hoặc có mùi khó chịu
- Điều trị viêm da tiết bã không hiệu quả – lúc này khả năng con bạn có thể cần được bôi kem chống nấm.
Một số điều mẹ cần nhớ
- Không sử dụng sữa tắm có bọt. Nên sử dụng sữa tắm có độ PH trung tính. Tốt nhất là sử dụng nước tắm thảo dược để tắm gội cho trẻ sơ sinh.
- Thoa kem dưỡng ẩm không có mùi thơm khắp cơ thể ít nhất một lần mỗi ngày và thường xuyên hơn nếu da bé khô.
- Thay tã thường xuyên.
- Cố gắng không để trẻ quá nóng – sử dụng vải cotton cho quần áo và bộ đồ giường.
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông