Đối với hầu hết mọi người, đi biển có nghĩa là thay bộ đồ bơi, mang theo chiếc khăn tắm và đi thôi. Những điều này không đúng đối với gia đình có trẻ bị chàm. Đây là một việc làm mà mẹ cần phải chuẩn bị thật kỹ để tránh bé bị dị ứng và sốc phản vệ. Chúng ta cần có một kế hoạch trước khi đưa bé ra bãi biển với mọi người.
Có những ý kiến cho rằng ngâm mình trong nước muối biển sẽ tốt cho bệnh chàm bởi có thể sát trùng vết thương. Nước biển chứa nhiều khoáng chất như magie, canxi, kali và đã được chứng minh là giúp chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.
Nhưng bạn đã bao giờ nghe câu nói “như xát muối vào vết thương hở chưa?” Điều đó thật khủng khiếp. Nếu bé bị chàm bội nhiễm, việc ngâm tắm trong nước muối mặn chát sẽ khiến trẻ nhỏ, thậm chí cả người lớn cũng phải khóc thét không chỉ ở bãi biển mà ngay cả khi về nhà. Nếu mẹ không chuẩn bị kỹ lưỡng thì chuyến đi biển vui vẻ bỗng chốc trở thành một ngày tồi tệ khi bé đau đớn quấy khóc.
Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng và cũng không nhất thiết phải giữ bé trong nhà mà không được biết tới “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”.
Diệp An Nhi sẽ cùng mẹ lên kế hoạch cho những buổi đi biển sắp tới của bé yêu nhé!
Mục lục
Kế hoạch cho buổi đi biển của trẻ bị chàm
1. Mẹ đưa bé đi biển trong bao lâu?
Thời gian sẽ quyết định việc mẹ sẽ chuẩn bị những gì cho bé và số lượng như thế nào. Nếu mẹ chỉ định đưa bé ra biển vài giờ thì mẹ không cần mang kem dưỡng ẩm đi vì sau khi tắm biển, mẹ và bé sẽ về nhà tắm và thoa kem. Nhưng nếu mẹ định đưa bé ra ngoài picnic cả ngày thì chắc chắn mẹ phải mang theo kem dưỡng ẩm để thoa cho bé sau khi tắm tráng tại bãi biển.
2. Sử dụng thuốc mỡ cho trẻ bị chàm
Mẹ có thể thoa một lớp thuốc mỡ dày để bảo vệ làn da bị chàm của bé. Sau đó, mẹ cố gắng che chắn cho bé nhiều nhất có thể, hãy cho bé mặc áo dài tay, đội mũ rộng vành. Điều này sẽ hạn chế muối xâm nhập vào cơ thể bé.
3. Lựa chọn kem chống nắng cho bé
Loại kem chống nắng bạn sử dụng cho bé rất quan trọng! Nếu bạn đã lựa chọn được một nhãn hàng phù hợp với làn da của bé thì thật tuyệt vời, hãy sử dụng nó lâu dài. Nhưng nếu bạn chưa tìm được kem chống nắng phù hợp, bạn sẽ phải mất nhiều năm để thử nghiệm, sai sót và những lúc bệnh bùng phát là khó tránh.
4. Một can chứa 2 -3l nước sạch
Nước sạch này không phải để uống mà để làm sạch da bé. Có thể bãi biển hoặc khu vực bạn đi không có khu tắm tráng, không có vòi nước để rửa chân tay cho bé. Một thùng nước dự trữ sẽ đảm bảo bé luôn sạch sẽ khi lên bờ và không bị muối bám vào da.
5. Một tấm thảm tập yoga
Một tấm thảm tập yoga sẽ rất tốt cho em bé bị chàm không chỉ khi đi biển. Cát hay bất kỳ thứ gì bụi bặm cũng sẽ gây kích ứng da của bé và tấm thảm lót cho bé ngồi sẽ giúp mẹ không phải giặt khăn cũng như lo lắng da bé bị kích thích.
6. Kem trị chàm
Bất kể khi nào bé bị mẩn ngứa, mẹ có thể vệ sinh sạch cho bé bằng nước muối loãng đóng chai, lau khô và thoa kem cho bé.
7. Một túi đá gel
Một trong những vật dụng quan trọng nhất phải có là một chiếc túi cách nhiệt có chứa đá gel hoặc một vài viên đá. Đá sẽ giúp bé giảm ngứa do nóng ở cánh tay hoặc sau đầu gối và làm mát da bé tức thì.
8. Túi Ziplock đựng máy rửa mặt ướt.
Máy rửa mặt để bé rửa bằng nước mát cũng sẽ giúp khắc phục chứng ngứa ở mắt và mặt do bị chàm.
9. Sau khi về nhà
Sau buổi đi biển vui vẻ và quay trở lại căn nhà thân yêu, mẹ nên đưa bé vào bồn tắm và tắm ngay lập tức với nước tắm thảo dược Diệp An Nhi dịu nhẹ để làm sạch bụi và muối bám trên da bé. Sau đó mẹ thoa một lớp kem dưỡng ẩm dày hoặc quấn khăn ướt để hạn chế nguy cơ bệnh chàm bùng phát.
Nghe có vẻ nhiều, những những món đồ trong kế hoạch chỉn chu của mẹ chắc chắn sẽ giúp bé sẽ có một buổi đi chơi tuyệt vời trên bãi biển mà không lo bệnh chàm bùng phát.
Một số lưu ý khi đi biển
Ngoài kế hoạch cho trẻ bị chàm, có một số lưu ý cho bất kỳ gia đình nào đi biển:
- Cố gắng đậu xe trong bóng râm và mở cửa trước khi bật điều hòa xe
- Cố gắng tránh ánh nắng trực tiếp vào ban ngày
- Mang dù che nắng nếu không có bóng râm
- Cất điện thoại trong túi ziplock để tránh bị ướt khi xuống biển
- Thoa kem chống nắng thường xuyên theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất
- Chuẩn bị đồ ăn nhẹ cho bé
- Hẹn các thành viên tại một địa điểm nào đó đề phòng họ bị lạc
- Bơi trong phạm vi an toàn
- Không vứt rác bừa bãi
- Vui chơi và chụp ảnh kỷ niệm.
Chúc gia đình bạn có những chuyến đi biển thú vị trong mùa hè này !
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông