Bé bị hăm tã và những điều mẹ cần biết

Hăm tã là gì ?

Hăm tã là một dạng viêm da phổ biến, da bé xuất hiện mảng phát ban đỏ tươi ở vùng mặc tã.

Trẻ bị hăm tã thường do cha mẹ thay tã ướt không thường xuyên, để da bé tiếp xúc lâu với chất thải (nước tiểu, phân) khiến da bé bị viêm và nứt nẻ.

Hăm tã khiến cho bé cảm thấy đau rát, khó chịu và quấy khóc. Điều này cũng ảnh hưởng tới cha mẹ. Tuy nhiên bệnh có thể được chữa khỏi bằng các phương pháp điều trị đơn giản tại nhà.

Nguyên nhân bé bị hăm tã

Hăm tã xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bất kỳ trẻ nào mặc tã giấy, đóng bỉm thường xuyên đều có thể gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân bé bị hăm tã có thể là:

Kích ứng từ phân và nước tiểu

Khi da bé tiếp xúc lâu với nước tiểu hoặc phân có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé. Nếu bé yêu của bạn ị nhiều lần hoặc phân lỏng sẽ tăng nguy cơ bị hăm tã vì phân dễ gây ra kích ứng hơn nước tiểu.

Do sự cọ xát

Tã hoặc quần áo chật chội cọ xát vào da có thể khiến bé bị hăm tã

Kích ứng với một sản phẩm mới

Da của bé có thể phản ứng với khăn ướt, tã giấy, bỉm dùng, chất tẩy rửa, nước giặt, kem dưỡng da mới bởi có thể nhà sản xuất thêm một thành phần nào đó.

Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm men (nấm)

Một bệnh nhiễm trùng da đơn giản nếu không được xử lý kịp thời có thể lây lan sang các khu vực xung quanh. Vùng đóng tã, đặc biệt là bộ phận sinh dục của bé rất dễ bị tổn thương vì nó ấm và ẩm, là nơi sinh sản hoàn hảo của vi khuẩn và nấm men. Các vết phát ban tã này thường xuất hiện trong các nếp gấp của da, và có thể chỉ là một vài chấm đỏ rải rác xung quanh các nếp gấp.

Khi trẻ ăn những món mới

Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, thành phần trong phân sẽ thay đổi. Điều này làm tăng khả năng bé bị hăm tã. Những thay đổi trong chế độ ăn của bé cũng có thể làm tăng số lần đi ngoài, có thể dẫn đến hăm tã. Nếu trẻ bú sữa mẹ, trẻ có thể bị hăm tã do phản ứng với những thứ mà người mẹ đã ăn.

Trẻ có làn da nhạy cảm

Trẻ sơ sinh mắc các bệnh về da, chẳng hạn như viêm da dị ứng hoặc viêm da tiết bã (chàm), có nguy cơ cao bị hăm tã hơn những trẻ khác.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn – loại tốt cũng như loại xấu. Khi bé yêu của bạn uống thuốc kháng sinh, vi khuẩn giữ nấm men phát triển có thể bị cạn kiệt, dẫn đến hăm tã do nhiễm trùng nấm men. Trẻ bú mẹ có mẹ dùng thuốc kháng sinh cũng có nguy cơ bị hăm tã cao hơn.

Các triệu chứng bé bị hăm tã

Không khó để mẹ nhận biết bé bị hăm tã, dù đó là lần đầu bạn nhìn thấy vết phát ban của trẻ. Dưới đây là một số triệu chứng:

Dấu hiệu ngoài da

Vùng da quấn tã (mông, đùi, bộ phận sinh dục) sẽ bị đỏ, mềm hơn vùng da khác.

Những thay đổi về tính cách của bé

Bạn có thể nhận thấy bé có vẻ khó chịu hơn bình thường, đặc biệt là trong quá trình thay tã. Bé bị hăm tã thường quấy khóc khi rửa hoặc chạm vào vùng quấn tã.

Khi nào mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ

Nếu sau khi điều trị hăm tã tại nhà không tiến triển, mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ khi bé có những biểu hiện sau:

  • Vết hăm tã có biểu hiện nghiêm trọng hơn hoặc có dấu hiệu bất thường
  • Vết hăm tã chảy máu, ngứa nhiều hoặc chảy nước
  • Bé cảm thấy nóng rát hoặc đau mỗi khi vệ sinh
  • Bé bị hăm tã có kèm theo sốt

Chăm sóc trẻ bị hăm tã như nào cho đúng cách?

Dù bạn có cẩn thận đến đâu thì một lúc nào đó con bạn vẫn có thể bị hăm tã. Hầu hết các em bé đều vậy.

May mắn thay, có các loại kem và thuốc mỡ để điều trị hăm tã. Các sản phẩm này nhằm mục đích làm dịu vùng da bị đau của em bé hoặc tạo hàng rào bảo vệ – hoặc cả hai.

  • Kem hoặc thuốc mỡ có kẽm oxit hoặc petrolatum (dầu hỏa). Thoa đều lên mông sạch sẽ và khô ráo của bé trước khi mặc tã sạch vào.
  • Kem chống nấm, nếu con bạn bị nhiễm nấm
  • Thuốc kháng sinh bôi hoặc uống, nếu em bé của bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn

Bỏ qua các loại kem steroid bạn tìm thấy ở hiệu thuốc (hydrocortisone) trừ khi bác sĩ kê đơn cho bé. Chúng có thể gây kích ứng mông của bé nhiều hơn nếu bạn sử dụng không đúng cách.

Xem thêm: 9 Cách đơn giản để chữa hăm tã cho bé

Làm sao để bé không bị hăm tã ?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hăm tã là mẹ cần giữ cho vùng quấn tã luôn sạch sẽ và khô ráo. Một mẹo đơn giản có thể giúp giảm nguy cơ phát triển của hăm tã trên da của bé.

Thay tã thường xuyên

Bạn cần loại bỏ tã ướt hoặc tã bẩn ngay lập tức. Nếu bé đang được gửi trẻ, bạn hãy nhờ người chăm sóc thay tã bỉm cho bé thường xuyên.

Rửa sạch mông của bé bằng nước ấm mỗi lần thay tã.

Bạn có thể sử dụng bồn rửa, bồn tắm hoặc chai nước để rửa cho bé. Bạn nên dùng khăn ẩm, bông hoặc khăn ướt để làm sạch nhẹ nhàng da bé.

Không sử dụng khăn lau có cồn hoặc mùi thơm. Nếu bạn muốn sử dụng xà phòng, hãy chọn loại dịu nhẹ, không có mùi thơm bởi hương liệu rất dễ gây kích ứng đối với làn da yếu ớt của trẻ. Tốt nhất bạn nên sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên.

Nhẹ nhàng thấm khô da bằng khăn sạch

Bạn chỉ cần thấm khô da bé một cách nhẹ nhàng. Đừng lau mạnh, chà xát có thể khiến da bé kích ứng hơn nữa.

Đừng quấn tã quá chặt

Tã chật ngăn không cho luồng không khí vào vùng quấn tã, tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho hăm tã. Tã quá chật cũng có thể gây nứt nẻ ở thắt lưng hoặc đùi bé.

Giảm thời gian quấn tã cho trẻ

Bất cứ khi nào có thể, hãy để bé mặc quần mà không cần đóng tã, bỉm. Thậm chí bạn có thể không cần mặc quần cho bé. Hãy để da tiếp xúc với không khí là một cách tự nhiên và nhẹ nhàng, da sẽ khô thoáng.

Sử dụng thuốc mỡ theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu em bé của bạn thường xuyên bị hăm tã, mẹ hãy bôi thuốc mỡ ngăn ngừa trong mỗi lần thay tã để ngăn ngừa kích ứng da. Dầu khoáng và oxit kẽm là những thành phần có rong nhiều loại thuốc mỡ bôi hăm tã.

Sau khi thay tã, rửa tay sạch sẽ

Rửa tay có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn hoặc nấm men sang các bộ phận khác của cơ thể bé, hoặc ngăn ngừa lây lan cho những đứa trẻ khác và chính bạn.

Sử dụng nước tắm thảo dược để tắm hàng ngày cho bé

Thành phần kháng khuẩn, kháng virus từ thiên nhiên có trong nước tắm thảo dược sẽ giúp bé giảm nguy cơ bị hăm tã, giữ cho làn da bé luôn mịn màng và thoáng mát.

Mẹ nên sử dụng tã vải hay tã giấy dùng một lần?

Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết nên sử dụng loại tã nào sẽ tốt cho con. Khi nói đến việc ngăn ngừa hăm tã, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy tã vải tốt hơn tã dùng một lần hoặc ngược lại.

Bởi vì không có loại tã nào tốt hơn nên bạn hãy sử dụng bất cứ loại tã nào phù hợp với bé. Nếu một nhãn hiệu tã giấy gây kích ứng da của bé, bạn có thể thử nhãn hiệu khác.

Cho dù bạn sử dụng tã vải, tã giấy hay cả hai loại, hãy luôn thay tã cho trẻ càng sớm càng tốt sau khi trẻ tắm hoặc rửa sạch tã để giữ cho đáy tã sạch và khô nhất có thể.

Giặt tã vải như nào cho đúng?

Nếu bạn sử dụng tã vải, việc giặt cẩn thận có thể giúp ngăn ngừa hăm tã. Khi giặt tã vải bạn cần lưu ý:

  • Ngâm trước tã vải bị bẩn trong nước lạnh.
  • Giặt tã trong nước nóng với xà phòng dành riêng cho trẻ. Bạn cũng có thể thêm giấm vào chu trình giặt để khử mùi hôi và rửa sạch cặn xà phòng.
  • Xả tã trong nước lạnh cho đến khi hết hóa chất và xà phòng.
  • Bạn không nên dùng nước xả vải vì chúng có thể chứa mùi thơm có thể gây kích ứng da của bé.

Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông

5/5 - (3 bình chọn)