Hăm tã thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi chưa được tập ngồi bô. Nguyên nhân bé bị hăm tã chủ yếu do các chất kích thích từ bên ngoài. Hăm tã sẽ khiến da bé bị khô và dễ dẫn tới viêm nhiễm. Đây là điều mà tất yếu các bậc cha mẹ sẽ phải đối mặt vào một lúc nào đó trong giai đoạn bé đóng tã, bỉm. May mắn thay, có những cách chữa hăm cho bé vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả. Bạn cũng có thể sử dụng một số cách chữa hăm cho bé tại nhà bằng những nguyên liệu đơn giản. Dưới đây là 7 cách chữa hăm cho bé và giúp da của trẻ mịn màng như thuở ban đầu.
Mục lục
1. Giữ cho làn da của bé luôn sạch sẽ
Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong việc chữa hăm cho bé là giữ cho khu vực đóng bỉm, tã luôn sạch sẽ. Hầu hết các trường hợp bé bị hăm tã là do phân, nước tiểu dính lâu trên da bé, nên mẹ muốn bé hết hăm thì phải luôn lau rửa cho bé sau khi bé đi vệ sinh. Mẹ chú ý rửa nhẹ nhàng các khu vực bé bị hăm để không gây kích ứng da của bé. Da bé đang bị tổn thương nên đôi khi chạm mạnh sẽ khiến bé cảm thấy đau đớn. Cố gắng vỗ nhẹ cho khô hơn là chà xát để đảm bảo sự tác động vào da bé thật nhẹ nhàng. Trong thời gian đầu, mẹ chỉ sử dụng nước thường để làm sạch vết mẩn ngứa. Sử dụng quá nhiều loại xà phòng khác nhau có hại nhiều hơn có lợi. Chỉ sử dụng nước lã sẽ giúp da không bị dính xà phòng hoặc sữa tắm. Tốt nhất mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược để tắm cho bé. Thành phần thảo dược sẽ giúp chữa lành vết thương trên da bé.
2. Dưỡng ẩm
Hăm tã có thể làm cho da dễ bị khô hơn. Vì vậy, điều quan trọng là phải dưỡng ẩm cho các khu vực bị ảnh hưởng bằng cách sử dụng thuốc mỡ hoặc kem chất lượng. Các chất dưỡng ẩm này sẽ hoạt động như một hàng rào bảo vệ da bé khỏi các chất liệu thô ráp cọ vào da bé. Hãy cẩn thận với những loại kem dưỡng ẩm kém chất lượng, chúng sẽ khiến tình trạng da bé trở nên tồi tệ hơn. Mẹ hãy chọn các loại kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên để đảm bảo những gì tác động lên da bé đều lành tính. Các thành phần tự nhiên an toàn hơn và dịu nhẹ hơn khi sử dụng cho trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm.
3. Thử sử dụng tã vải
Tã giấy được tạo thành từ các chất hóa học có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé yêu. Vì lý do này, một số cha mẹ đã chọn sử dụng tã vải. Tã vải hoặc tã giấy tái sử dụng được làm từ các loại vải tự nhiên khác nhau như: len, bông và vải lanh rất an toàn cho làn da của bé. Mẹ hãy sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng, có nguồn gốc thiên nhiên để giặt tã vải. Luôn giặt riêng tã vải với quần áo của bạn. Giặt tã bằng tay hoặc giặt với máy giặt trong một chu kỳ ngắn bằng nước ấm hoặc mát. Chạy một chu trình khác bằng nước nóng với một lần xả cuối cùng.
4. Mông bé ở trần
Một trong những lý do chính khiến trẻ bị hăm tã là do da bé tiếp xúc lâu với nước tiểu hoặc phân khiến vi khuẩn ngấm vào da và bùng phát. Tiếp xúc với loại hơi ẩm này sẽ có hại cho da của bé và có thể gây tổn thương lớn cho các lớp bên ngoài. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng để trần mông cho bé mà không quấn tã là một giải pháp khá hiệu quả. Lúc này, điều cần thiết là da bé phải nhận được không khí trong lành, sạch sẽ để làm dịu các vùng da bị tổn thương. Lưu thông không khí thích hợp là chìa khóa để chữa lành vết hăm tã một cách tự nhiên. Trong thời gian này, không thoa bất kỳ loại kem nào và cho phép trẻ để mông trần 5-10 phút.
5. Thay tã thường xuyên
Tã thường xuyên sạch sẽ giúp ngăn ngừa phát ban. Bạn nên cố gắng thay tã cho trẻ 2-3 giờ một lần. Điều đặc biệt quan trọng là phải thay tã cho trẻ ngay sau khi trẻ đi ị. Khi thay tã, bạn cần để ý nhẹ nhàng đối với khu vực bé bị hăm. Thay vì lau khô, hãy vỗ nhẹ, nhanh và rời rạc để làm khô vết mẩn ngứa. Kiểu chuyển động này giúp giảm bớt đau nhức trên da bé. Để vùng da đó khô thoáng trước khi mặc tã vào.
6. Khăn lau cho bé
Mẹ nên xem xét lựa chọn loại khăn lau sử dụng cho bé yêu, hạn chế sử dụng khăn lau có chứa cồn. Những loại khăn chứa cồn có thể làm khô da gây viêm nhiễm. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng khăn lau không gây dị ứng và không mùi . Những khăn lau này giúp nhẹ nhàng làm sạch làn da mỏng manh của bé. Các thành phần dịu nhẹ giúp giảm nguy cơ phản ứng dị ứng của da.
7 Thay đổi thực đơn của bé
Có một số loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng dẫn đến phát ban trên da. Thực phẩm có tính axit như cà chua và cam có thể gây ra các đợt hăm tã trên da. Một số bé nhạy cảm với lúa mì hoặc thực phẩm từ sữa cũng có thể bị hăm tã. Trẻ sơ sinh có thể nhạy cảm với một số nhãn hiệu sữa công thức nhất định. Trẻ nhỏ hơn có thể nhạy cảm với sữa bò và thậm chí cả đậu nành. Mẹ cần tìm hiểu các dấu hiệu của dị ứng sữa và thảo luận với bác sĩ nhi khoa về việc lựa chọn sữa công thức cho bé.
8. Sữa Mẹ
Các bà mẹ đang cho con bú có thể truyền thức ăn gây dị ứng vào con mình qua sữa. Nếu bạn đang cho con bú, bạn có thể phải loại bỏ một số loại thực phẩm khỏi chế độ ăn uống của mình. Lưu ý nếu em bé có phản ứng với chế độ ăn uống của bạn và thay đổi cho phù hợp.
9. Cho bé ngâm mình trong chậu tắm
Một chậu nước tắm thảo dược là cách chữa hăm tã cho bé đơn giản nhất ngay tại nhà. Thành phần thảo dược từ thiên nhiên an toàn với mọi làn da mỏng manh nhất. Ngâm tắm thảo dược giúp bé chữa lành vết thương, bảo vệ da bé khỏi những tác động bên ngoài. Nước tắm thảo dược cho bé từ lâu đã được các bà, các mẹ tin tưởng sử dụng. Từ những nồi nước lá giúp bé hết rôm sảy, mụn nhọt, hăm tã…đến những lọ nước tắm thảo dược tiện dụng đã trở nên quen thuộc với các thế hệ phụ nữ Việt Nam. Một số loại nước tắm thảo dược phổ biến hiện nay như nước tắm kháng khuẩn Diệp An Nhi, nước tắm thảo dược Elemis, Yaocare…. Tùy vào nhu cầu, tài chính mẹ có thể lựa chọn cho bé những loại nước tắm thảo dược phù hợp nhất, giúp bé ngăn ngừa và điều trị hăm tã.
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông