Bé yêu của bạn không thích tắm, bé luôn quấy khóc mỗi khi được tắm gội và bạn cảm thấy rất căng thẳng trong khoảng thời gian này. Diệp An Nhi chia sẻ với mẹ 12 lời khuyên hữu ích khi trẻ sợ tắm.
Mục lục
Tại sao trẻ sợ tắm?
Điều quan trọng để mẹ có thể giúp trị bé sợ tắm chính là việc tìm hiểu lý do tại sao trẻ sợ tắm. Khi tìm được nguyên nhân, mẹ sẽ có những cách xử lý linh hoạt và phù hợp. Dưới đây là 5 lý do phổ biến khiến trẻ sợ tắm như:
- Trẻ sợ bị nước vào mắt hoặc trẻ ghét gội đầu.
- Trẻ của bạn đã một lần trượt chân và ngã xuống nước khiến bé hoảng sợ và bị ám ảnh bởi khoảnh khắc không may đó. Đôi khi chỉ cần một lần trải nghiệm tồi tệ khi tắm cũng khiến bé sợ tắm về sau.
- Nước đôi khi quá nóng, lại quá lạnh làm cho bé cảm thấy không an toàn.
- Tiếng xả nước mạnh quá cũng khiến bé giật mình và sợ hãi…
- Thời gian tắm không phù hợp với bé.
Dù trẻ sợ tắm vì bất kỳ lý do gì cũng có thể khiến cho bạn và bé căng thẳng, thời gian tắm trở nên nặng nề, không thoải mái. Hy vọng rằng, sau khi đọc bài viết này cộng với một chút kiên nhẫn và tình yêu thương to lớn dành cho con, bé yêu của bạn sẽ vui vẻ tung tăng trong bồn tắm hàng ngày.
12 Mẹo giúp trị trẻ sợ tắm mẹ cần biết
1. Luôn kiểm tra nước trước khi tắm cho trẻ
Kiểm tra nhiệt độ nước tắm là việc làm vô cùng quan trọng dù trẻ sợ tắm hay không sợ tắm, bởi điều này ảnh hưởng tới an toàn của trẻ. Nước nóng quá sẽ gây bỏng, lạnh quá lại khiến trẻ rùng mình và có thể bị cảm lạnh. Mẹ nên thử nước bằng khuỷu tay hoặc nhiệt kế để đảm bảo nước gần với nhiệt độ cơ thể của bé nhất. (37- 38 độ C).
2. Vòng tay phát sáng hoặc đồ chơi trong bồn tắm
Các bé luôn bị gây chú ý với những gì mới mẻ và lạ mắt. Bạn có thể thả vài chiếc vòng tay phát sáng vào bồn tắm của bé. Điều này khiến thời gian tắm trở nên thú vị, thậm chí từ việc trẻ sợ tắm, bé có thể đòi được đi tắm mỗi ngày.
Bạn cũng nên thử một số món đồ chơi khác có thể chơi trong khi tắm như những chú vịt, những quả bóng bé xíu nổi trên mặt nước. Bé sẽ cảm thấy tò mò và thắc mắc tại sao chúng lại nổi chứ không chìm như những vật khác.
3. Kính bảo hộ khi tắm
Một chiếc kính bảo hộ hoặc kính bơi để nước không bắn vào mắt trẻ cũng là một ý hay nếu bé yêu không thích nước vào mắt.
Nếu bé lớn hơn 6 tháng, bạn có thể cho bé mặc thêm bộ đồ bơi khi tắm, điều này sẽ khiến bé nghĩ mình đang được vùng vẫy ở bể bơi hơn là đi tắm. Kính bơi sẽ cố định tại mắt trẻ và không bị rối vào tóc của bé yêu. Có rất nhiều loại kính bơi dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điều quan trọng là mẹ cần lựa chọn mắt kính tốt, dây đeo co giãn tốt để không làm bé cảm thấy khó chịu.
4. Sử dụng một chiếc khăn ngộ nghĩnh
Không khó để bạn có thể kiếm cho bé yêu một chiếc khăn đặc biệt dành riêng cho lúc tắm. Những gì ngộ nghĩnh và có màu sắc sặc sỡ sẽ thu hút bé là khiến bé quên đi điều gì đang diễn ra.
Bạn hãy đặt chiếc khăn đáng yêu này ở vị trí thuận lợi, mỗi khi nước bắn vào mặt bé, bạn dùng nó để lau mặt, mắt cho bé ngay lập tức. Bé sẽ tập trung vào chiếc khăn hơn là những giọt nước trên mặt. Đây là một cách khá đơn giản nhưng hiệu quả để mẹ xử lý vấn đề trẻ sợ tắm.
5. Sử dụng mũ che khi tắm
Nếu bé yêu của bạn không muốn nước vào mắt khi gội đầu, bạn hãy mua cho bé một chiếc mũ che khi gội đầu. Với chiếc mũ này, bạn có thể thoải mái gội đầu cho bé mà không lo nước bắn vào mắt bé. Chiếc mũ này khá rẻ và có nhiều kích thước cho bạn. Sử dụng mũ che khi tắm gội sẽ rất thuận tiện với những trẻ biết ngồi. Lúc này bạn không cần bế ngửa bé và bé sẽ cảm thấy an toàn hơn rất nhiều.
Nếu không dùng mũ, bạn cũng có thể dùng chiếc khăn quấn quanh mặt bé để thấm nước, tránh nước chảy xuống mắt bé.
6. Sử dụng búp bê trong bồn tắm
Với những trẻ sợ tắm ngoài 1 tuổi, bạn có thể cho bé một bạn búp bê trong bồn tắm với chai dầu gội đầu nhỏ xíu, một chiếc khăn sữa để bé có thể gội đầu và tắm cho búp bê. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được vì sao mình phải đi tắm và trẻ cũng muốn mình sạch sẽ như búp bê vậy.
7. Thổi bong bóng trong bồn tắm
Cho dù trẻ sợ tắm đến mấy cũng không thể từ chối những quả bong bóng lấp lánh bay lơ lửng trong bồn tắm. Trẻ sẽ bị mất tập trung vì mải nhìn theo bong bóng, trong lúc này bạn có thể thoải mái tắm cho bé mà không gặp bất kỳ sự phản kháng nào. Đây chắc chắn là khoảng thời gian tắm vui vẻ và tuyệt vời nhất đối với bé.
8. Để bé thích nghi dần với bồn tắm
Nếu bé sợ nước, bạn có thể để bé ngồi trong chiếc chậu không có nước và tắm cho bé bằng bọt biển. Khi bé bình tĩnh hơn, bạn đổ một chút nước vào chậu để bé quen với cảm giác có nước. Bạn hãy làm điều này cho đến khi trẻ cảm thấy thoải mái khi ngồi trong nước. Sau một đến hai tuần, bạn có thể tắm cho bé như bình thường với lượng nước cần thiết.
Điều quan trọng là bạn cần phải kiên nhẫn và quan sát thái độ của bé. Nếu bé thích nghi nhanh, bạn có thể đổ nhiều nước hơn, nhưng nếu bé không hài lòng, hãy thực hiện mọi việc chậm hơn nữa.
9. Thay đổi thời gian tắm
Nếu trẻ sợ tắm và không hợp tác dù bạn đã thử 7 cách trên, hãy thay đổi thời gian tắm. Có thể bé không thích tắm lúc trước khi đi ngủ vì bé ngái ngủ sẽ rất quấy khóc. Bạn hãy thử tắm cho bé vào ban ngày, sau khi ăn 30-45 phút, lúc này tinh thần bé rất sảng khoái.
Với trẻ sơ sinh chưa biết diễn đạt những gì trẻ cảm nhận và mong muốn nên việc thử nhiều phương án khác nhau là điều cần thiết. Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy khoảng thời gian phù hợp để cả hai đều cảm thấy tuyệt vời.
10. Thêm màu sắc vào nước tắm của trẻ
Điều này tưởng chừng như khó khăn khi bạn nghĩ rằng phải đổ phẩm màu vào nước tắm. Nhưng không phải, nước tắm thảo dược trẻ em Diệp An Nhi với màu xanh lá tươi mát sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Chắc chắn bé sẽ bị mê hoặc bởi chậu nước tắm thảo dược Diệp An Nhi.
Cùng với màu xanh diệp lục của nước tắm, mẹ có thể đưa bé nghịch chiếc lá xinh trên chai Diệp An Nhi (đừng quên chốt chai để bé không thể ấn được). Khi bé đã mải chơi và ngắm làn nước với màu sắc hấp dẫn thì mẹ có thể yên tâm tắm cho bé với những tiếng cười khúc khích.
11. Hát và trò chuyện với trẻ sợ tắm
Bạn có thể biến thời gian tắm thành khoảng thời gian trò chuyện, kể chuyện và giao lưu nghệ thuật với bé. Hãy hát những bài hát bé thích và cùng bé vỗ tay. Nếu thời gian tắm luôn diễn ra thú vị như này thì chẳng có lý do gì khiến bé sợ tắm cả.
12. Xả nước ở bồn tắm sau khi bé rời khỏi phòng tắm
Nếu trẻ bị giật mình và hoảng sợ bởi tiếng nước chảy xuống cống, bạn có thể trì hoãn việc này. Hãy mặc quần áo cho bé, đặt bé tại nơi an toàn rồi dọn dẹp nhà tắm xả nước trong bồn.
Và cuối cùng, nếu tất cả những mẹo trên vẫn không giúp bé yêu của bạn hào hứng với việc tắm, bạn có thể xem xét tắm cho bé bằng vòi hoa sen thay vì bồn tắm. Chúc bạn và bé có thời gian tắm ngọt ngào và vui vẻ.
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông