Bạn biết gì về bệnh chàm thể tạng? Liệu nó có phải là một bệnh lây nhiễm, một bệnh ngoài da gây ngứa hay là một sự đau đớn tột cùng. Hãy cùng Diệp An Nhi tìm hiểu 11 sự thật về bệnh chàm cũng như chàm thể tạng nhé.
Mục lục
1. Bệnh chàm thể tạng không đơn giản chỉ là phát ban
Cho dù mọi người nghĩ thế nào thì bệnh chàm không chỉ đơn giản là những vết phát ban trên da của trẻ. Những nốt phan ban đó xuất hiện làm gián đoạn cuộc sống của trẻ từ cách ăn uống, ngủ nghỉ đến cả lúc bé tắm rửa, vui chơi, học tập và giao tiếp xã hội.
2. Có rất nhiều loại bệnh chàm khác nhau
Bệnh chàm là một tên gọi rộng được dùng để chỉ một số tình trạng viêm da được đặc trưng bởi những nốt phan ban đỏ và ngứa ở trên da như: viêm da dị ứng, chàm bàn tay, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã nhờn, chàm thể tạng, chàm nốt sần, viêm da ứ nước, chàm sữa. Chàm thể tạng còn được gọi là viêm da cơ địa, khi trẻ bị chàm sữa không khỏi sẽ tiến triển thành chàm thể tạng.
3. Bệnh chàm cần được chăm sóc và theo dõi hàng ngày
Bước đầu bạn cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán bệnh cũng như nhận được phác đồ điều trị và hướng dẫn chăm sóc.
Nhưng điều quan trọng là sự chăm sóc lâu dài của bạn dành cho bé để làm dịu và phòng ngừa các yếu tố khiến chàm thể tạng bùng phát.
Bạn cần lựa chọn quần áo thoáng mát, nhẹ nhàng không gây kích ứng, tránh cho bé ăn những thực phẩm gây dị ứng, tránh căng thẳng cũng như thời tiết nóng, lạnh, gió, ẩm
Điều quan trọng mà nhiều người hay bỏ qua đó là thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày ngay cả khi da bé đang trong tầm kiểm soát & lưu ý khi có vẻ như da bị chàm bắt đầu bùng phát để chúng ta có thể kiểm soát, ngăn ngừa nó trở lại.
Những việc trên chỉ là những việc rất đơn giản mà bạn phải làm hàng ngày khi trẻ bị bệnh chàm và quan trọng là bạn phải từng bước hướng dẫn trẻ cách sống với căn bệnh này.
4. Sống chung với bệnh chàm có thể rất tốn kém
Ngay cả khi bệnh chàm thể tạng được kiểm soát, trẻ vẫn cần mặc quần áo không có đường may từ tự nhiên, một tuýp kem dưỡng ẩm, thuốc kháng histamin và sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho da chàm.
Khi bệnh chàm thể tạng ngứa bùng phát hoặc bị nhiễm trùng, bạn phải đưa bé đi bệnh viện, khám bác sĩ chuyên khoa và mua thuốc, kem đặc trị, sữa tắm đặc trị, quần áo quấn ướt cho bệnh chàm, kiểm tra dị ứng, quần áo 100% hữu cơ, găng tay cotton, giặt quần áo và các thứ bằng nước nóng và sấy khô bằng máy (nếu phấn hoa & cỏ là nguyên nhân gây bệnh chàm cho bạn) & tránh các loại thực phẩm gây dị ứng.
5. Bé bị chàm thể tạng làm mất giấc ngủ của cả gia đình
Tất cả chúng ta đều biết giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta.
Giấc ngủ giúp não của bạn hoạt động tốt, các mô tái tạo, các mô cơ được sửa chữa và hệ thống tim mạch hoạt động chậm lại để bảo toàn năng lượng và tái tạo sẵn sàng cho một ngày mới.
Với trẻ em, giấc ngủ còn giúp các bé lớn hơn.
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi trẻ không thể ngừng gãi vùng da bị chàm của mình suốt đêm?
Điều gì sẽ xảy ra khi con bạn không đi vào giấc ngủ sâu đó vì trẻ không thể ngừng khóc bởi những cơn ngứa trên vùng da bị chàm không giảm bớt?
Tất cả những gì bạn phải làm là tìm hiểu rối loạn giấc ngủ về bệnh chàm & bạn sẽ muốn đưa bé tới gặp bác sĩ.
Bác sĩ sẽ cho bạn biết rằng sau khi nghiên cứu lâm sàng ghi lại rằng cả người lớn và trẻ em mắc bệnh chàm thể tạng đều có tỷ lệ rối loạn hành vi, mất ngủ, buồn ngủ và rối loạn tâm trạng cao hơn.
Trẻ bị bệnh chàm sẽ khó chịu về thể chất, đau khổ về tinh thần, giảm chất lượng cuộc sống của bé và gia đình.
Đặc biệt là giấc ngủ của trẻ bị xáo trộn. Trẻ ngứa gãi, đau đớn và quấy khóc khiến cho bố mẹ và người thân trong gia đình cũng bị mất ngủ theo.
Ngay cả khi thuyên giảm về mặt lâm sàng, trẻ bớt ngứa thì trẻ bị chàm vẫn bị rối loạn giấc ngủ so với trẻ bình thường.
Xem thêm: Làm thế nào để hết ngứa do chàm vào ban đêm
6. Đây là một căn bệnh cực kỳ đau đớn
Chàm thể tạng có thể khiến trẻ rất đau, viêm gây đau dây thần kinh, mụn nước, vết nứt sâu & vết nứt trên da và rất khó để điều trị và làm cho da mềm trở lại. Nếu da đã bị nhiễm trùng, điều này khiến bé càng thêm đau đớn. Chưa kể vết chàm nếu ở trong khu vực da tiếp xúc với quần áo sẽ bị cọ xát rất khó chịu. Một số bộ phận như cơ quan sinh dục, mí mắt, miệng nếu bị chàm sẽ đau đớn gấp nhiều lần.
7. Chàm thể tạng làm cho trẻ tự ti
Những người sống chung với bệnh chàm thường cực kỳ tự ti và có nhiều khả năng bị lo lắng và trầm cảm xã hội. Trẻ sẽ trốn tránh, ngại giao tiếp bởi chúng sợ những án nhìn, bình luận từ các vết mẩn ngứa trên da bé. Với trẻ bị chàm thể tạng, căn bệnh bám đuổi suốt đời khiến trẻ không tự tin với ngoại hình của mình.
8. Bị chàm thể tạng khiến bé dễ bị nhiễm trùng da thứ phát
Ở da bị chàm, cơ chế bảo vệ cơ bản của cơ thể chống lại nhiễm trùng (da) bị tổn thương và ngay cả khi được điều trị và chăm sóc cẩn thận, những người bị chàm thể tạng dễ bị nhiễm trùng thứ phát. Nhiễm trùng tụ cầu, chốc lở, tay chân miệng, herpes simplex, nhiễm trùng do vi khuẩn & u mềm lây là một số bệnh nhiễm trùng mà những người bị bệnh chàm dễ mắc và mắc phải trong thời gian dài hơn so với những đứa trẻ khác.
9. Bệnh chàm thể tạng ngứa nhưng không lây nhiễm
Chúng ta biết rằng khi da bị chàm ngứa bùng phát đến mức trẻ đau đớn, tức giận hoặc thậm chí là khóc, khu vực da bị chàm có thể trông khá kinh khủng đối với những người chưa bao giờ bị chàm, nhưng bệnh chàm là một tình trạng dị ứng, là một bệnh miễn dịch phản ứng và không lây lan.
10. Bệnh nhân chàm thể tạng cần được sự chấp nhận của xã hội
Sống chung với bệnh chàm có thể là một cuộc chiến về tinh thần và thể chất. Những người sống chung với bệnh chàm đã tự thấy tồi tệ về bản thân mình đủ rồi và không cần ai phải tham gia đánh giá.
Cha mẹ có con bị chàm thể tạng cũng vậy, xin đừng phán xét họ!
Người mẹ hoặc người cha tội nghiệp đó có lẽ đã thức cả đêm để an ủi và làm dịu cho bé, họ có thể đang ghi nhật ký về mỗi chuyển động, thức ăn để cố gắng xác định và hạn chế các yếu tố kích hoạt.
Họ có thể đang đi hơn 2 giờ để gặp bác sĩ nhi khoa, bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ miễn dịch học để tìm ra những mảnh ghép còn thiếu cho câu đố về bệnh chàm của trẻ.
Bệnh chàm là gì?
Bố mẹ mắc bệnh chàm có thể rất mong manh và nhạy cảm nên xin đừng phán xét.
Những người bị bệnh chàm thường có khiếu hài hước và là một trong những người tốt bụng, quan tâm và vui vẻ nhất mà bạn từng gặp. Vậy nên đừng vì ngoại hình của họ mà xa lánh.
11. Bệnh chàm – Không có cách chữa khỏi
Đúng vậy, hiện tại y học vẫn chưa tìm ra cách để chữa những bệnh chàm đã được biết đến. Ngay cả khi những người mắc bệnh chàm đang thuyên giảm về mặt lâm sàng và không có các mảng đỏ hoặc viêm nhưng khi kiểm tra dưới kính hiển vi, tình trạng da vẫn còn rõ ràng.
Tuy nhiên, chàm chắc chắn có thể được kiểm soát
Các phương pháp điều trị phổ biến như quấn khăn ướt & thay đổi chế độ ăn uống dường như giúp giảm đau lâu dài cho phần lớn những người mắc bệnh chàm, nhưng cuối cùng thì vẫn không có cách chữa trị nào cho bệnh chàm.
Hiện tại với sự ra đời của nước tắm thảo dược Diệp An Nhi, các thành phần từ thiên nhiên kết hợp với công nghệ dưỡng ẩm sâu Aquaxyl và thành phần nano berberin giúp trẻ bị chàm có thể được làm dịu da thay vì sử dụng sữa tắm thông thường.
Các thành phần kháng khuẩn giúp bảo vệ da bé khỏi vi khuẩn, tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ bùng phát. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên dưỡng ẩm thường xuyên cho da chàm.
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông