Bạn chắc đã từng nghĩ rằng sẽ đón một em bé xinh đẹp với làn da căng mịn hồng hào chào đời. Nhưng không, làn da của bé trong những tháng đầu tiên sẽ có nhiều khả năng bị lấm tấm, mấp mô và nhăn nheo. Để giúp mẹ chăm sóc làn da đặc biệt của trẻ Diệp An Nhi chia sẻ một số đặc điểm của da bé và mẹo chăm sóc từ việc chọn nước tắm cho bé đến việc tắm cho bé một tuần mấy lần.
Dưới đây là 11 sự thật về làn da siêu nhạy cảm của bé yêu
Mục lục
1. Nó thực sự rất mỏng
Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm so với da của người lớn. Nó được cấu tạo bởi lớp đáy và lớp trên cùng (tương ứng là lớp hạ bì và biểu bì). Làn da của bé yêu không phát triển đầy đủ như của bạn, đó là lý do tại sao nó có thể chuyển sang màu đỏ nếu em bé bị nóng và chuyển sang màu xanh lam nếu trời lạnh (do đó, điều quan trọng là mẹ luôn quấn em bé thêm một chiếc khăn ở bên ngoài quần áo của bé).
Cũng bởi tình trạng mỏng nên da bé phải đối mặt với nguy cơ vi khuẩn phát triển và giảm khả năng chống lại các kích ứng. Đó là lý do tại sao điều quan trọng nhất khi chăm sóc da bé là phải tắm cho trẻ mới sinh bằng các sản phẩm nhẹ nhàng, lành tính và thân thiện với trẻ sơ sinh. Tốt nhất là mẹ nên tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược. Mẹ cũng nhớ giặt quần áo và bộ đồ giường của bé bằng chất giặt tẩy dành riêng cho trẻ sơ sinh, không nước hoa, không chất tẩy mạnh.
2. Da trẻ sơ sinh có thể nhạy cảm hơn người lớn gấp mười lần
Không giống như da người lớn, da trẻ sơ sinh mỏng hơn và có thể hoàn thiện trước 1 tuổi. Da bé hấp thụ và mất nước nhanh hơn, khiến da dễ bị khô và kích ứng. Hơn nữa, da bé nhạy cảm hơn da người lớn đến mười lần nên dễ mắc các bệnh như viêm da dị ứng và chàm.
3. Làn da bé luôn có một lớp dưỡng ẩm riêng
Trước khi chào đời, da của bé được bao phủ bởi một chất màu trắng như sáp gọi là vernix. Nó hoạt động như một lớp màng bảo vệ da bé và là một chất giữ ẩm tự nhiên. Chất sáp này chứa nhiều lipid, protein và axit amin, cũng như các hợp chất chống vi khuẩn và chống vi trùng – tất cả những chất này rất có lợi cho làn da của bé.Thay vì lau sạch, các bác sĩ khuyên bạn nên xoa bóp phần vernix còn sót lại trên da của bé trong một đến hai ngày tiếp theo sau khi sinh để giúp ngăn ngừa khô da.
4. Da bé có diện tích lớn hơn bạn nghĩ
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người, và điều này đặc biệt đúng đối với trẻ sơ sinh. Bé có tỷ lệ diện tích bề mặt da trên thể tích cơ thể lớn hơn so với người lớn, có nghĩa là bé có diện tích hấp thụ các chất kích thích, chất gây dị ứng và vi khuẩn từ môi trường lớn hơn. Điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ trao đổi chất cao hơn, có nghĩa là trẻ sơ sinh cũng có thể mất nước nhiều so với người lớn dẫn tới da bé dễ bị khô.
5. Da bé cần được chăm sóc đặc biệt
Chỉ với vài giờ, vài ngày, hoặc vài tuần sau khi ra khỏi bụng mẹ, bé không có đủ thời gian để phát triển lớp màng axit tự nhiên bảo vệ da của bé khỏi bị khô và hoạt động như một rào cản đối với vi khuẩn, virus và các chất gây ô nhiễm tiềm ẩn khác có thể xâm nhập vào da. Do chưa có lớp axit nên da trẻ sơ sinh có độ pH cao hơn một chút so với da người lớn, khoảng 5,5.
Lại một lần nữa, các mẹ nhớ sử dụng các sản phẩm chăm sóc da bé phù hợp với độ pH tự của da để giúp thúc đẩy sự hình thành lớp axit, thường xảy ra vào khoảng thời gian một tháng. Chăm sóc da trẻ sơ sinh đúng cách chính là việc giữ cho da bé không tiếp xúc với các chất kích ứng không mong muốn, bao gồm nước bọt, dịch tiết mũi, nước tiểu, phân và bụi bẩn.
Tiếp xúc với các yếu tố này trong thời gian dài, đặc biệt là ở vùng quấn tã, có thể khiến bé bị hăm da, ngứa ngáy, đau rát khó chịu, kích ứng, nhiễm trùng và phá vỡ hàng rào bảo vệ da.
6. Da bé có thể thay đổi màu sắc
Bạn có biết rằng, đối với một số trẻ sơ sinh, phải mất 6 tháng – 1năm để có thể thiết lập màu da vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh dù là người nước nào thì trong vài ngày đầu tiên da các bé đều có màu đỏ sẫm đến tím. Việc bé yêu của bạn có bàn tay và bàn chân màu xanh lam cũng là điều hoàn toàn bình thường, trong khi phần còn lại của con bạn được bao phủ bởi nước da màu hồng.
Khi hệ tuần hoàn của bé chuyển sang giai đoạn cao và bé thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ, những màu sắc này sẽ nhanh chóng mờ đi và thiên thần nhỏ của bạn sẽ sớm phát triển màu da vĩnh viễn của mình.
7. Da trẻ sơ sinh sẽ bị khô nếu bạn tắm cho bé quá nhiều
Nếu em bé của bạn không thích tắm hàng ngày, điều đó không sao cả. Bởi thực sự không cần thiết phải tắm hàng ngày cho trẻ sơ sinh.
Trên thực tế, việc tắm cho trẻ sơ sinh nhiều sẽ khiến da bé có nguy cơ bị khô, gây ra tổn thương, ngứa ngáy và mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé. Mẹ chỉ cần tắm cho bé 3 lần một tuần là đủ. Đối với những ngày không tắm, mẹ lau sạch vùng cổ, chân, tay và vùng quấn tã bằng khăn ấm cho bé.
Ngoài ra, khi tắm cho bé, mẹ cần lựa chọn nước tắm thảo dược lành tính, không gây kích ứng da. Không nên chọn những sản phẩm có chất tẩy mạnh, có mùi thơm nhân tạo và chất tạo màu hóa học.
Nếu da của bé bị khô, mẹ hãy thoa một lượng nhỏ kem dưỡng ẩm không chứa nước hoa lên vùng da khô sau khi tắm của con bạn và xoa bóp đều.
8. Da bé rất dễ bị cháy nắng
Da của trẻ sơ sinh đang trong quá trình hoàn thiện – bao gồm sắc tố melanin, sắc tố giúp hấp thụ tia nắng mặt trời. Mặt khác, do da bé mỏng như tờ giấy nên trẻ sơ sinh (thậm chí cả những bé có da sẫm màu hơn) có nguy cơ bị cháy nắng cao hơn người lớn. Trước khi trẻ có ý thức tự bảo vệ mình khỏi các tia nắng nóng thì mẹ cần phải giúp đỡ bé bảo vệ làn da mỏng manh đó.
Để giữ cho bé an toàn và làn da luôn khỏe mạnh, bạn hãy cố gắng để bé ở trong bóng râm mọi lúc, tránh ánh nắng trực tiếp và gián tiếp đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi các tia UV mạnh nhất. Bạn có thể sử dụng kem chống nắng trên những vùng da tiếp xúc với nắng của bé. Nếu mẹ muốn sử dụng kem chống nắng cho bé dưới 6 tháng thì mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ và sử dụng các sản phẩm an toàn, có thành phần từ thiên nhiên cho bé.
9. Da của bé dễ bị phát ban
Ngoài việc nhờn và nhiều lông, da của trẻ sơ sinh rất dễ bị phát ban, đặc biệt trong những tháng đầu tiên. Mẹ đừng ngạc nhiên nếu bắt gặp một số vết sưng và mụn trên da của bé khi bé bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với môi trường khắc nghiệt của thế giới bên ngoài.
Có khoảng 40% trẻ sơ sinh phát triển mụn thịt trên mặt: Những nốt mụn nhỏ màu trắng hoặc vàng này là do tuyến da tiết ra và chúng sẽ tự biến mất trong vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy vết thương dường như không biến mất, hãy đưa bé tới gặp bác sĩ.
Có những bé không bị mụn thịt nhưng cũng khó tránh những nốt phát ban đỏ do bị muỗi hoặc côn trùng đốt. Đó có thể là những nốt mẩn li ti hoặc là mề đay khiến bé vô cùng ngứa ngáy.
10. Nội tiết tố của bạn ảnh hưởng đến làn da bé
Hormone của bạn không những tàn phá cơ thể của bạn trong suốt thai kỳ – bây giờ chúng đang tác động lên da của bé yêu. Khi gần tới ngày sinh, các hormone của mẹ đã đi qua nhau thai và tác động vào bé, làm tăng sản xuất dầu ở cơ thể trẻ. Thật may là cơ thể bé sẽ tự đào thải chúng ra ngoài, thường là từ một tuần đến một tháng sau khi chào đời.
Hormone của bạn cũng có thể gây ra bệnh viêm da tiết bã mà người xưa thường gọi là “cứt trâu”. Mẹ hãy để nguyên như vậy, và vết cứt trâu sẽ tự biến mất. Đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng mẹ có thể đưa bé tới gặp bác sĩ.
11. Điều đặc biệt tuyệt vời nhất
Làn da mỏng của bé rất nhạy cảm với mọi thứ, bao gồm cả sự tiếp xúc của mẹ – và đó là một điều tuyệt vời. Mỗi bạn khi hôn, xoa bóp hoặc vuốt ve làn da của bé, bạn sẽ kích thích sản sinh ra các hormone tạo cảm giác dễ chịu của bé – bao gồm “hormone tình yêu” oxytocin, giúp thúc đẩy quá trình gắn kết tình mẫu tử.
Hầu hết trẻ sơ sinh đều thích xoa bóp nhẹ nhàng, vì vậy hãy thoải mái xoa bóp lưng, bụng, cánh tay và chân cho bé bất cứ khi nào bạn muốn xoa dịu hoặc ru trẻ ngủ.
“Đẹp như làn da em bé” là niềm mơ ước của các mẹ, nhưng để bé có làn da khỏe mạnh là một hành trình chăm sóc da cho bé từ thay tã, tắm, massage và xử lý các bệnh ngoài da của bé.
Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông