Nấm mốc và dị ứng ở trẻ có liên quan gì?

Nếu bé nhà bạn mắc bệnh dị ứng, chắc hẳn tình trạng của bé sẽ tồi tệ hơn khi thời tiết ẩm ướt và mưa nhiều. Phải chăng nấm mốc có thể là gốc rễ của bệnh dị ứng?

Đôi khi việc trẻ chơi cả ngày trong nhà hoặc ngoài ngoài trời đều có thể khiến trẻ bị hắt hơi hoặc khó thở. Nếu như ở ngoài trời có nhiều phấn hoa thì trong nhà, nấm mốc và mạt bụi cũng là nguyên nhân khiến bé của bạn bùng phát bệnh dị ứng.

Tại miền bắc nước ta, dị ứng, đặc biệt là bệnh viêm mũi dị ứng trở thành một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ em và cả người lớn.

Nấm mốc – vấn đề chung của mọi gia đình

Tình trạng nấm mốc phổ biến đối với các hộ gia đình dù ở miền bắc, trung hay nam. Tuy nhiên, thời tiết miền bắc mỗi khi bước vào mùa xuân trở nên thật kinh khủng do độ ẩm tăng quá cao. Những gia đình ở tầng thấp phải đối mặt với việc nền nhà ẩm ướt, tường và đồ dùng đều bị nấm mốc rất khó chịu.

Nấm mốc không chỉ khiến bạn thấy mất vệ sinh mà nó là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ em và những người mắc bệnh dị ứng.

Có rất nhiều loài nấm mốc phát triển trong mọi loại môi trường và có một số loại gây ra dị ứng cho trẻ.

Nấm mốc đến từ đâu?

Hàng nghìn bào tử nấm mốc xuất hiện và chúng cần độ ẩm để tồn tại. Trên thực tế, bào tử nấm mốc ở khắp mọi nơi và chờ có nước để bắt đầu phát tán. Nấm mốc có thể được tìm thấy ở trong nhà vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, chúng phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt, râm mát, từ đống lá ở bãi cỏ trước nhà, đất ướt và thậm chí cả bồn rửa mặt trong nhà tắm. Dầu vỡ, váng xà phòng còn sót lại trong bếp cũng sẽ trở thành nơi sinh sản của các bào tử nấm mốc trong khi bề mặt sạch sẽ sẽ khiến nấm mốc không còn chỗ để tồn tại.

Mối liên hệ giữa nấm mốc và bệnh dị ứng ở trẻ em

Ở Việt Nam, trẻ bị dị ứng khá nhiều. Một số bố mẹ nghĩ bé bị cảm lạnh nên dẫn tới viêm mũi. Nhưng không phải, có những trẻ thường xuyên bị chảy mũi và ho bởi bé bị dị ứng.

Trong khi di truyền đóng một vai trò quan trọng thì môi trường xung quanh bé, đặc biệt là không gian cũng ảnh hưởng lớn đến căn bệnh dị ứng ở trẻ (nhà, trường, lớp, khu vui chơi). Khi bé tiếp xúc với các bào tử nấm mốc – mầm mống của nấm mốc ẩn trong không khí sẽ có thể bị ngứa mắt, sổ mũi, thở khò khè, hắt hơi và ho.

Tại Mỹ, từ năm 2001 đến năm 2003, các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu bụi từ 289 trẻ sơ sinh khoảng 8 tháng tuổi. Khi trẻ lên 7 tuổi, đứa trẻ này đã trải qua các cuộc kiểm tra dị ứng da và hen suyễn. Theo Đại học Cincinnati, nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh tiếp xúc với nhiều nấm mốc trong nhà có nguy cơ mắc nhiều bệnh dị ứng hơn trong tương lai.

Tại sao nấm mốc lại là nguyên nhân dẫn tới dị ứng ở trẻ?

Mối liên hệ giữa nấm mốc và dị ứng rất phức tạp và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nhiều bằng chứng cho thấy nếu cha mẹ mắc bệnh hen suyễn do dị ứng, con cái sẽ dễ mắc các bệnh dị ứng hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đang phát hiện ra rằng dị ứng nấm mốc không chỉ là do di truyền. Nghiên cứu sâu hơn tuyên bố rằng trẻ em sống trong một ngôi nhà có các dấu hiệu của nấm mốc sẽ có gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn – ngay cả khi cha mẹ chúng không có tiền sử mắc bệnh.

Dị ứng nấm mốc đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em. Hầu hết trẻ em bị hen suyễn và dị ứng có xu hướng phản ứng gay gắt với nấm mốc hơn các tác nhân gây bệnh khác. Do đó, nếu bé yêu của bạn đã bị hen suyễn, điều quan trọng là bạn cần cố gắng tránh để bé tiếp xúc với những khu vực ẩm ướt trong và ngoài nhà.

Đây là những khu vực như: trang trại, chuồng trại, cỏ mới cắt, khu vườn và các tòa nhà, và trung tâm mua sắm.

Những nguy hiểm mà nấm mốc mang tới cho trẻ em

Mặc dù tất cả các loại nấm mốc trong nhà có thể gây ra các triệu chứng dị ứng phiền toái, nhưng nguy cơ lớn nhất đối với trẻ em là do nấm mốc đen độc hại, được gọi là Stachybotrys chartarum.

Hơn 200 loại nấm mốc độc hại có thể được xác định trong nhà, nấm mốc có thể tạo ra các hóa chất được gọi là độc tố gây bệnh cho người và động vật. Một người tiếp xúc với độc tố nấm mốc có thể gặp nhiều triệu chứng bao gồm các dấu hiệu cảm lạnh hoặc cúm, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu và các ảnh hưởng sức khỏe khác.

Mốc đen tạo ra độc tố nấm mốc khiến trẻ có cảm giác kích ứng và bỏng rát trong miệng, khoang mũi và cổ họng. Hơn nữa, một khi chúng xâm nhập vào phổi, màng nhầy và xoang, độc tố nấm mốc của mốc đen có thể dẫn đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

Tiếp xúc lâu với nấm mốc đen là cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, vì nó làm tăng nguy cơ viêm phổi, xuất huyết và tử vong ở trẻ sơ sinh.

Đối với những trẻ em nhạy cảm với nấm mốc, việc chạm vào hoặc hít phải bào tử nấm mốc không những dẫn đến nhiều triệu chứng như trên mà còn gây phát ban trên da.

Những người bị dị ứng nấm mốc có thể có các phản ứng nghiêm trọng như khó thở. Những người bị hen suyễn cũng có thể có nguy cơ lên cơn hen suyễn.

Điều trị các triệu chứng dị ứng ở trẻ

Đa số trẻ bị viêm mũi dị ứng đều hắt hơi, tuy nhiên điều mẹ cần chú ý chính là bé hắt hơi tại vị trí nào. Ví dụ như khi bé vào nhà tắm hoặc ra sau vườn, những nơi ẩm ướt.

Nếu bác sĩ nhi khoa nghi ngờ rằng nấm mốc có thể là thủ phạm, họ có thể sẽ chỉ định trẻ đến bác sĩ chuyên khoa dị ứng để xét nghiệm. Các bác sĩ dị ứng sẽ kiểm tra con bạn bằng kim có chứa các chất gây dị ứng môi trường phổ biến và theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng kích ứng.

Khi trẻ bị dị ứng nhẹ do tiếp xúc với nấm mốc, bạn cần tránh để trẻ chơi ở những khu vực ẩm ướt, đây là cách duy nhất để trẻ không đau đớn hay ngứa ngáy.

Tuy nhiên, nếu tình trạng dị ứng của con bạn trở nên nghiêm trọng, sự kết hợp của steroid dạng hít theo toa, chẳng hạn như Nasonex hoặc Flonase và thuốc kháng histamin không kê đơn, như Zyrtec hoặc Claritin, sẽ giúp làm giảm các triệu chứng.

Khi trẻ bị dị ứng và nổi phát ban, mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược để tắm cho bé thay vì dùng các sản phẩm có chất tẩy mạnh. Nước tắm thảo dược từ 100% thành phần thiên nhiên sẽ làm dịu da bé và bảo vệ tránh cho bé bị viêm nhiễm từ những vết phát ban do dị ứng.

Bài viết có liên quan: Kiểm soát nấm mốc để tránh dị ứng ở trẻ

Diệp An Nhi – Mẹ Tròn Con Vuông

5/5 - (2 bình chọn)